Chương 1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN
2.2. Đánh giá kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên Trường Đại học Luật, Đạ
2.2.2. Khả năng phản biện
Như các khái niệm đã đưa ra trước đó, phản biện là hoạt động đưa ra những lập luận, lý lẽ, chứng cứ nhằm lý giải, chứng minh ngược lại một quan điểm, một vấn đề hay một hiện tượng nào đó. Mục đích của phản biện là làm sáng tỏ vấn đề và hoàn thiện cho những lập luận, lý lẽ đang được phản biện, hoặc chứng minh chúng là sai. Phản biện mamg ý nghĩa tích cực chứ khơng phải chỉ trích.
Khả năng phản biện đóng vai trị quan trọng để củng cố kiến thức cho người học. Phản biện không chỉ giúp người học đánh giá vấn đề trên cơ sở sự thiện chí khách quan mà còn tạo ra được kiến thức mới cho bản thân. Hệ thống các trường đại học luôn chú trọng đào tạo kỹ năng này cho sinh viên, đặc biệt là các trường đạo tạo liên quan đến pháp luật. Với đặc thù của ngành học, sinh viên luật luôn phải phản biện để phân tích tình huống, mổ xẻ, làm rõ từng khía cạnh của vấn đề, nhằm mục đích cuối cũng là hiểu rõ kiến thức pháp luật, biết cách vận dụng chúng vào thực tiễn nghiên cứu và làm việc, cũng như rèn luyện được kỹ năng nghiên cứu pháp luật một cách độc lập sau khi tốt nghiệp. Phản biện là kỹ năng chủ chốt thúc đẩy bản thân sinh viên phát triển các khả năng của mình. Khi tiến hành phản biện lại ý kiến hay các tình huống sẽ giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy, tự tin khi trình bày nhận định của bản thân và học được cách lập luận logic đối với một vấn đề. Ở tầm phát triển cao hơn, phản biện trong ngành luật sẽ khắc phục các vấn đề đang tồn tại trong các quy định pháp luật và tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
Tại nước ta, sinh viên của các trường luật có khả năng phản biện khá tốt, các trường chú trọng đào tạo và cho sinh viên tiếp cận nhiều với các tình huống để phát triển khả năng phản biện vấn đề và phản biện đối với hệ thống pháp luật từ đó giúp sinh viên phát triển tồn diện đối với tri thức. Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm đã đánh giá khả năng phản biện của sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế và nhận thấy sinh viên tại đây có những đặc thù riêng trong khả năng phản biện.
Để đánh giá một cách khách quan nhất, nhóm đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên của tất cả các chuyên ngành và của các khóa thơng qua hai biểu hiện của khả năng phản biện: “kỹ năng tranh luận”24 và “khả năng bảo vệ quan điểm”25.
24 Câu hỏi đánh giá mức độ: “Quý anh (chị) nhận xét như thế nào về kỹ năng tranh luận của mình”
51
Thứ nhất, về kỹ năng tranh luận
Tranh luận là một hoạt động tư duy, là “bản chất của năng lực tư duy phản biện”26. Tranh luận có ý nghĩa lớn, thúc đẩy sự phát triển của quá trình nhận thức thông qua việc sử sụng các lý lẽ, dẫn chứng để bàn luận vấn đề, hướng tới việc phát triển kiến thức chứ khơng nhằm tìm ra sai sót của vấn đề. Kết quả của tranh luận là khả năng tư tư duy vấn đề logic và sâu sắc hơn.
Bậc giáo dục đại học luôn chú trọng đào tạo cho sinh viên kỹ năng này nhằm nâng cao hiệu quả học tập và phát triển các kỹ năng gắn liền cho sinh viên. Tuy nhiên ở từng môi trường học tập khác nhau thì khả năng tranh luận sẽ khác nhau và sinh sinh của trường Đại học Luật, Đại học Huế cũng có những đặc điểm riêng trong khả năng tranh luận vấn đề. Theo kết quả số liệu khảo sát trên 100 sinh viên đanh theo học tại trường Đại học Luật, Đại học Huế thì có 40 sinh viên (chiếm 40%) đánh giá khả năng tranh luận của mình ở mức 5 – 6 điểm (tương ứng với mức bình thường). Cùng với việc quan sát và thơng qua các buổi học tập có thể thấy rằng khả năng tranh luận của sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế đang ở mức trung bình. Trong thời gian lên lớp, sinh viên vẫn còn rất thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức từ giảng viên và phát triển bài học, chưa chú trọng tranh luận với giảng viên và các thành viên khác về chủ đề của buổi giảng. Có tới 25 trên 100 sinh viên (chiếm 25%) khơng hài lịng với khả năng tranh luận của bản thân, chỉ chấm 3 – 4 điểm trên thang 10 điểm. Tuy số lượng sinh viên khảo sát chỉ ở mức tương đối nhưng cũng đã phần nào giúp chúng ta thấy được rằng chính bản thân các sinh viên của Trường Đại học Luật, Đại học Huế nhận thấy được nhược điểm là khả năng tranh luận chưa thật sự tốt. Theo như nhận xét của đa số các giảng viên thì sinh viên của Trường Đại học Luật, Đại học Huế là có kiến thức lý luận tốt nhưng khả năng vận dụng lại không cao, điều này thể hiện rất rõ trong quá trình học tập cũng như các hoạt động xã hội. Đa số sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế gặp tình trạng “ngại nói, ngại trình bày”, điều này trở nên phổ biến và có xu hướng lây truyền trong một bộ phận lớn sinh viên. Trong các buổi học, sinh viên rất ít khi trình bày ý kiến dù bản thân hiểu rõ bản chất của vấn đề cần giải quyết, việc trình bày quan điểm hay câu trả lời chỉ mang tính bắt buộc, khơng có mong muốn đóng góp phát triển các kiến thức đang được tiếp nhận. Giảng viên thiết kế chương trình giảng dạy với các buổi nghiên cứu, thuyết trình về một chủ đề liên quan đến bài học để giúp sinh viên có cơ hội phản biện và tranh luận. Tuy nhiên các buổi thuyết trình này chưa thật sự hiệu quả khi sinh viên không thảo luận, phản biện vấn đề, nếu có cũng chỉ là hình thức. Trong
52
các hoạt động ngồi nhà trường, vấn đề “ngại nói, ngại trình bày” ảnh hưởng rất lớn đến chính bản thân sinh viên, có kiến thức nhưng sinh lại thiếu sự tự tin để trình bày, tranh luận về vấn đề nên đẫn đến kiến thức đã học không được áp dụng. Ngồi ra có thể thấy vấn đề e dè trong việc trình bày ý kiến, quan điểm này ở bất kỳ đâu như các buổi gặp gỡ để trao đổi ý kiến với sinh viên hay chỉ đơn thuần là các buổi thuyết trình, góp ý kiến cho lớp...
Biểu hiện “ngại nói, ngại trình bày” đã kìm hãm sự phát phát triển khả năng phản biện cũng như kỹ năng tranh luận của sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Đối với sinh viên luật, những người làm công việc liên quan đến pháp luật trong tương lai thì tranh luận sẽ ln gắn liền với tính chất ngành nghề. Tranh luận giúp sinh viên cũng như người làm luật nhận diện vấn đề, phát triển ý kiến của chính bản thân cũng như giúp người đang tranh luận phát triển ý kiến. Chính vì vậy, điều đầu tiên sinh viên cần làm là hãy tự tin trình bày ý kiến và trở thành “người thích nói”. Đây cũng chính là nền tảng của sinh viên khi chọn ngành luật. Cũng theo kết quả khảo sát, có 20 trên 100 sinh viên (chiếm 20%) chấm 7- 8 cho khả năng tranh luận của bản thân (ở mức độ hài lòng) và 15 sinh viên chấm 9-10 điểm (mức độ hồn tồn hài lịng). Như vậy chúng ta có thể thấy một bộ phận sinh viên của trường có khả năng tranh luận tương đối tốt, chiếm 17.5% trong tổng kết quả khảo sát. Trên mặc bằng chung của tồn trường thì số lượng này ở mức khá thấp. Tuy nhiên chất lượng trong tranh luận của các sinh viên này cực kỳ tốt, khả năng vận dụng kiến thức và tư duy logic trong học tập cũng như các hoạt động xã hội luôn được các giảng viên đánh giá cao. Đây cũng là bộ phận sinh viên chủ chốt của trường để tham gia các cuộc thi, thực hiện các chuyên đề nghiên cứu.
Thứ hai, khả năng bảo vệ quan điểm
Hiểu theo nghĩa đơn thuần nhất thì bảo vệ quan điểm khả năng mà con người sẽ dùng những nhận định kiến thức của mình để giữ vững lập trường mà mình đã xây dựng trước đó. Khả năng này sẽ phát triển ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng tranh luận và kiến thức của mỗi người. Bảo vệ quan điểm giúp chúng ta có định hướng, khơng bị chi phối bởi tư duy của người khác. Tuy nhiên cần tránh việc nhầm lẫn giữa hai khái niệm “bảo vệ quan điểm” và “bảo
thủ đối với quan điểm”. Bảo vệ quan điểm mang ý nghĩa tích cực, giữ vững lập
trường nhưng trên cơ sở nhận thức chính xác các luận điểm đúng sai và ln tích cực tiếp thu cái đúng, sửa chữa và loại bỏ những điểm hạn chế để hoàn thiện và giữ vững lập trường. Còn bảo thủ với quan điểm lại mag ý nghĩa hồn tồn khác, ln cứng nhắc và khơng chấp nhận cái sai trong lập luận của mình. Mặc khác,
53
bảo thủ luôn muốn loại bỏ các quan điểm đi ngược lại với ý chí của mình. Như vậy một người học luật cần khả năng “bảo vệ quan điểm” chứ khơng nên hình thành việc bảo thủ đối với quan điểm. Bảo vệ quan điểm chính là mục tiêu, cơ sở để người học luật tiếp nhận các kiến thức mới. Tiếp thu kiến thức, tư duy và tranh luận cũng chỉ nhằm hướng tới việc bảo vệ quan điểm của thân.
Qua quá trình đào tạo tại cấp bậc Đại học, mỗi sinh viên sẽ hình thành và phát triển khả năng bảo vệ quan điểm. Đặc biệt tại các trường đào tạo luật với đặc thù tranh luận và đưa ra quan điểm cá nhân trên cơ sở kiến thức pháp luật thì khả năng này luôn được chú trọng đào tạo và tạo mọi cơ hội để sinh viên phát triển. Như đã tiến hành khảo sát đối với 100 sinh viên của trường Đại học Luật, Đại học Huế về khả năng bảo vệ quan điểm của bản thân thì nhận thấy các đặc điểm sau đây: Theo số liệu khảo sát, có 33 trên tổng số 100 sinh viên tự đánh giá khả năng bảo vệ quan điểm của bản thân ở mức 5-6 điểm (mức độ bình thường) và có 47 sinh viên tự đánh giá ở mức 7-8 điểm (mức độ hài lịng). Như vậy có thể thấy trung bình có 80% sinh viên đã cho rằng bản thân ở mức độ tương đối trong khả năng bảo vệ quan điểm. Thơng qua q trình nghiên cứu thì đây là kỹ năng mà sinh viên của Trường Đại học Luật, Địa học Huế mạnh nhất. Bên cạnh đó vẫn có một bộ phận sinh viên tự cho rằng bản thân mình hồn tồn khơng hài lịng hoặc khơng hài lịng với khả năng bảo vệ quan điểm của mình (chiếm 10% trên tổng số 100 sinh viên). Con số này tuy nhỏ nhưng vẫn rất cần quan tâm để đảm bảo chất lượng, khơng có sự chênh lệch giữa các nhóm sinh viên.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn lại rằng, kỹ năng tranh luận là một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng để bảo vệ quan điểm cá nhân. Bằng một suy luận đơn giản, một sinh viên Luật khơng có kỹ năng tranh luận, tranh luận khơng tốt hoặc thậm chí là khơng đủ tự tin để tranh luận trước ý kiến đối lập với ý kiến của mình thì chắc chắn rằng sinh viên này cũng không thể bảo vệ được quan điểm cá nhân một cách hiệu quả. Ngược lại, một sinh viên biết cách bảo vệ ý kiến của mình, thể hiện rõ ràng nhất qua việc lập luận thuyết phục, rõ ràng, logic và có căn cứ, nhận được nhiều sự tán thành từ người nghe hoặc thậm chí là thuyết phục được người có quan điểm đối lập với mình thì chứng minh được một kỹ năng tranh luận rất tốt. Vì thế, đây là hai kỹ năng có mối quan hệ mật thiết, quyết định qua lại lẫn nhau và cùng là những yếu tố quan trọng trong kỹ năng tư duy phản biện mà bản thân mỗi người cần rèn luyện.
Kỹ năng tranh luận và kỹ năng bảo vệ quan điểm có vai trị rất quan trọng để phát triển khả năng phản biển của sinh viên. Một sinh viên luật nói chung và
54
sinh viên luật Huế nói riêng cần chú trọng cân bằng hai kỹ năng này, không nên chú trọng vào một hay hai kỹ năng có như vậy mới bảo đảm tồn diện trong nhận thức.
Như vậy, thông qua việc phân tích kết quả khảo sát, q trình quan sát và tham gia trực tiếp vào các buổi học, nhóm đã có những đánh giá chung nhất đối với khả năng tư duy phản biện của sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế như sau:
Sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế có nền tảng kiến thức khá vững tuy nhiên khả năng tư duy phản biện còn nhiều hạn chế, các biểu hiện như
“khả năng nhận thức, tìm kiếm và chọn lọc thơng tin”, “kỹ năng phân tích và lập luận vấn đề logic”, “kỹ năng tranh luận”,“khả năng bảo vệ quan điểm” chỉ ơ mức tương đối, chỉ có một bộ phận nhỏ sinh viên là phát triển toàn diện các kỹ năng này. Sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế cần chú trọng trang bị các kỹ năng, tham gia nhiều hơn các hoạt động thực tế để tạo cơ hội cho khả năng tư duy phản biện phát triển.
55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Thơng qua việc phân tích 05 bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế, nhóm đề tài đã phân tích được một cách chi tiết và cụ thể các cơ sở cho kết luận của Viện kiểm sát, qua đó tư duy phản biện của những người có thẩm quyền trong quá trình xây dựng bản cáo trạng được phản ánh rõ nét. Đây cũng là cơ sở quan trọng để khẳng định rằng tư duy phản biện góp phần giúp những người có quyền hạn, nhiệm vụ trong Viện kiểm sát đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý, đồng thời giúp sinh viên biết cách đánh giá các nguồn tri thức để tiếp thu một cách hiệu quả nhất. Ngồi ra, ở chương này, nhóm đề tài cũng tập trung phân tích, đánh giá kỹ năng tư duy phản biện của sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế thông qua phương pháp khảo sát (được tiến hành trên 100 sinh viên các khóa). Hầu hết sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế còn hạn chế về kỹ năng tư duy phản biện. Chính điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập cũng như quá trình rèn luyện các kỹ năng liên quan ở giảng đường đại học.
56
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN