Biến đại diện chất lượng thơng tin báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm hội ĐỒNG QUẢN TRỊ và CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH BẰNG CHỨNG từ các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 45 - 50)

3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

3.1. Biến đại diện chất lượng thơng tin báo cáo tài chính

Với mục tiêu khơng chỉ đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư khi đưa ra các quyết định mà còn đảm bảo chất lượng của các quyết định quản trị được đề ra từ các nhà quản lý, nhu cầu về một BCTC có chất lượng ln được đánh giá là vơ cùng quan trọng. Khung khái niệm của IFRS chỉ ra rằng mục tiêu quan trọng nhất của BCTC là “cung cấp thơng tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định liên quan đến hoạt động đầu tư nguồn lực cho doanh nghiệp”. Thông tin BCTC được đánh giá là

hữu ích đối với người sử dụng phải bao hàm một số đặc điểm định tính nhất định. Những đặc tính của một thơng tin BCTC hữu ích bao gồm:

− Các đặc tính định tính cơ bản:

Tính liên quan (Relevance): thơng tin tài chính được coi là có liên quan nếu có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người dùng.

Trình bày trung thực (Faithful Presentation): thơng tin tài chính phải đầy đủ, trung lập và khơng có lỗi.

− Các đặc tính định tính nâng cao:

Khả năng so sánh (Comparability): thơng tin có thể so sánh một thực thể theo

thời gian và với thông tin tương tự về các thực thể khác.

Khả năng kiểm chứng (Verifiability): nếu thơng tin có thể được xác minh (ví dụ: thơng qua kiểm tốn), điều này mang lại sự đảm bảo cho người dùng rằng thơng tin đó đáng tin cậy.

Tính kịp thời (Timeliness): thơng tin cần được cung cấp cho người dùng trong

khoảng thời gian phù hợp với mục đích ra quyết định của họ.

Tính dễhiểu (Understandability): thơng tin nên dễ hiểu đối với những người có thể muốn xem lại và sử dụng nó. Điều này có thể được tạo điều kiện thơng qua phân loại, đặc tính và trình bày thơng tin thích hợp.

Thơng tin trong BCTC là một khía cạnh trừu tượng và rộng lớn, do đó, trong nghiên cứu, rất nhiều nhà khoa học đã cố gắng lượng hóa chất lượng của các thông tin BCTC. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có mơ hình nào tiếp cận giá trị thơng tin trên BCTC một cách tồn diện. Beest và cộng sự (2009) cho rằng việc đo lường chất lượng thơng tin BCTC chính là đo lường tính hữu ích trong việc ra quyết định.

Chất lượng thông tin BCTC không thể được quan sát đo lường một cách trực tiếp và còn tùy thuộc rất nhiều vào quan điểm cá nhân của nhà nghiên cứu cũng như là phụ thuộc vào từng hồn cảnh cụ thể. Sự khơng chắc chắn của các phương pháp luận dẫn đến việc các nhà nghiên cứu sử dụng đa dạng các phương pháp để đo lường chất lượng thơng tin báo cáo tài chính. Hầu hết các nghiên cứu đều chọn cách tiếp cận đo lường chất lượng thông tin BCTC hồn tồn giống như chất lượng thu nhập. Vì vậy, hai cách tiếp cận chính được nhiều nhà nghiên cứu thường xuyên sử dụng là phương pháp đo lường dựa trên thông tin thị trường (market-based measures) và phương pháp đo lường dựa trên các số liệu trên sổ sách kế toán (accounting-based measures). Cụ thể, phương pháp đo lường dựa trên các số liệu trên sổ sách kế toán (accounting-based measures) cho rằng chức năng của thu nhập là phân bổ dịng tiền cho các kỳ báo cáo thơng qua các khoản tích lũy, trong khi phương pháp đo lường dựa trên thông tin thị trường (market- based measures) cho rằng chức năng của thu nhập là phản ánh thu nhập kinh tế thể hiện bằng lợi nhuận chứng khoán.

Một nhóm các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên thông tin thị trường (market-based measures) để đo lường chất lượng BCTC thông qua giá cổ phiếu trên thị trường nhằm xem xét tính liên quan về mặt giá trị (value relevance), tính kịp thời (timeliness) và tính thận trọng (conservatism) của thơng tin BCTC (Francis và

cộng sự, 2015). Theo quan điểm chung, giá thị trường của cổ phiếu là sự kết hợp giữa

kết quả hoạt động hiện tại của công ty được thể hiện chủ yếu qua thông tin trên BCTC và sự kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của cơng ty trong tương lai. Vì vậy, thơng tin BCTC sai lệch có thể sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư trong việc giao dịch chứng khốn và kết quả đó được phản ánh vào giá cổ phiếu trên thị trường.

Tính liên quan về mặt giá trị (value relevance) được sử dụng như là thước đo chất lượng thu nhập dựa trên ý tưởng rằng các con số kế toán sẽ giải thích thơng tin được xác định trong lợi nhuận. Do đó, tính liên quan về mặt giá trị chính là khả năng giải thích sự thay đổi trong lợi nhuận chứng khoán của một hoặc nhiều con số kế tốn. Nguồn thu nhập với khả năng giải thích lớn hơn được xem là mong muốn hơn; nghĩa là, các nguồn thu nhập mà có thể giải thích được sự thay đổi trong lợi nhuận nhiều hơn thì có chất lượng cao hơn. Thông thường, trong nghiên cứu kế tốn (ví dụ, Francis và Schipper (1999); Collins và cộng sự (1997); Bushman và cộng sự (2004)), mức độ phù hợp dựa

trên khả năng giải thích (R2 hiệu chỉnh) của hàm hồi quy lợi nhuận trên mức thu nhập và thay đổi thu nhập.

Tính kịp thời (timeliness) tương tự như mức độ phù hợp của giá trị, trong đó cấu trúc tham chiếu cho biện pháp này là lợi nhuận chứng khoán và bản thân biện pháp này dựa trên năng lực giải thích. Tính kịp thời nắm bắt khả năng phản ánh tin tốt và tin xấu được xác định trong lợi nhuận của thu nhập và được đo lường như khả năng giải thích của hồi quy ngược thu nhập đối với lợi nhuận. Việc sử dụng tính kịp thời làm thước đo chất lượng thu nhập được dựa trên cùng các giả định về mức độ phù hợp của giá trị như thước đo chất lượng thu nhập.

Theo Ball và cộng sự (2000) và Bushman và cộng sự (2004), thước đo của tính kịp

thời là R2 hiệu chỉnh từ phương trình hồi quy thu nhập với biến giải thích là lợi nhuận. Các giá trị càng nhỏ của tính kịp thời có ngụ ý rằng thu nhập đó ít có tính kịp thời (nghĩa là chất lượng thấp hơn). Phương trình hồi quy thường được ước tính trên cơ sở cụ thể của cơng ty trong chuỗi thời gian. Tuy nhiên, tính kịp thời địi hỏi số quan sát phải đủ lớn và trong một thời gian dài, vì vậy, khơng có nhiều các nghiên cứu sử dụng tính kịp thời để đo lường chất lượng thơng tin báo cáo tài chính.

Bài nghiên cứu của Watts (2003) đã đưa ra lập luận rằng tính thận trọng (conservatism) là một thuộc tính cần thiết của thu nhập do các ràng buộc trong báo cáo thận trọng cho việc thanh toán vượt mức của các bên liên quan. Cách tiếp cận này dựa vào phương pháp tiếp cận hợp đồng/quản lý đối với chất lượng thu nhập nhiều hơn là phương pháp phân bổ vốn. Theo cách tiếp cận dựa trên thông tin thị trường, Ball và cộng

sự (2000) định nghĩa tính thận trọng là những khác biệt của thu nhập kế toán được sử

dụng để phản ánh tổn thất kinh tế (được đo bằng lợi nhuận cổ phiếu âm) so với lợi nhuận kinh tế (được đo bằng lợi nhuận cổ phiếu dương). Sau đó Basu (1997), Ball và cộng sự (2000) đã đo lường tính thận trọng theo tỷ lệ của các hệ số độ dốc trên lợi nhuận âm so với hệ số độ dốc trên lợi nhuận dương theo hồi quy ngược của thu nhập trên lợi nhuận.

Sổ sách kế toán là tài liệu ghi chép với mục đích sơ khai là phản ánh tình hình hoạt động của cơng ty nhưng theo thời gian sổ sách cũng có thể bị điều chỉnh nhằm đánh lừa các nhà đầu tư về tình hình hoạt động thực sự của cơng ty. Do đó, một trường phái nghiên cứu khác sử dụng thang đo dựa trên số liệu trên sổ sách kế toán (accounting- based measures) nhằm đo lường tính trình bày trung thực của các thơng tin được trình

bày trên báo cáo tài chính. Các phương pháp đo lường tính trung thực của thơng tin BCTC chủ yếu là phương pháp đo lường mức độ các khoản dồn tích bất thường (abnormal accrual), dồn tích tùy ý (discretionary accrual), quản trị lợi nhuận thực (REM - Real Earnings Management) và phương pháp đo dựa trên hành vi làm mượt lợi nhuận (smoothness).

Các khoản dồn tích bất thường (abnormal accrual) được đo lường dựa trên quan điểm rằng các khoản dồn tích khơng được giải thích triệt để bởi những chuẩn mực kế tốn cơ bản và các khoản dồn tích này đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Các khoản dồn tích bất thường của trường phái này thường được phát triển dựa trên việc áp dụng phương pháp tiếp cận của Jones (1991). Ước tính của các khoản dồn tích bất thường sử dụng phương pháp chuỗi thời gian cụ thể, phương pháp chuỗi thời gian hoặc phương pháp ước tính cắt ngang theo ngành, để có được số dư từ việc hồi quy phương trình sau: 𝑇𝐴𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 = 𝑘1𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡1 𝑖𝑡−1 + 𝑘2 ∆𝑅𝑒𝑣𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 + 𝑘3 𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡 𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 + 𝜀𝑖𝑡 (1) Giá trị tuyệt đối của phần dư từ phương trình (1) được ước lượng theo nhóm ngành sẽ là biến đại diện cho chất lượng thơng tin BCTC theo mơ hình dồn tích tùy ý. Giá trị đó càng lớn chứng tỏ hành vi quản trị lợi nhuận càng mạnh. Sở dĩ các nhà nghiên cứu sử dụng giá trị tuyệt đối là bởi vì nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu mức độ quản trị lợi nhuận chứ khơng tìm hiểu xu hướng, mục đích của nhà quản trị khi đánh giá các khoản dồn tích.

Các khoản dồn tích tùy ý (discretionary accrual) là một biến phổ biến được dùng để đo hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản trị. Các khoản dồn tích càng thấp đồng nghĩa với BCTC càng được trình bày trung thực và đáng tin cậy. Dựa trên mơ hình của Dechow và cộng sự (1996) - hay cịn gọi là mơ hình Jones hiệu chỉnh, nhằm loại bỏ ảnh hưởng của sự tăng lên trong doanh thu tín dụng của doanh nghiệp, Ran và cộng sự (2015) đã sử dụng mơ hình sau để đo lường biến dồn tích tùy ý (DA):

𝑇𝐴𝑖𝑡

𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 = 𝑘1𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡1

𝑖𝑡−1 + 𝑘2∆𝑅𝑒𝑣𝑖𝑡−∆𝐴𝑅𝑖𝑡

𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑖𝑡−1 + 𝑘3 𝑃𝑃𝐸𝑖𝑡

Dựa trên mơ hình của các khoản dồn tích của Jones (1991), Kothari và cộng sự

(2005) đã đề xuất mô hình kết hợp quan sát năm của một cơng ty với một công ty cùng ngành khác trong cùng năm với ROA gần nhất. Tuy nhiên mơ hình trên chỉ có thể áp dụng khi hoạt động của cơng ty là vấn đề trọng tâm của nghiên cứu. Ngoài ra, trong mơ hình của Dechow và Dichev (2002), các khoản dồn tích được mơ hình hóa như là hàm số của dòng tiền quá khứ, hiện tại và tương lai với mục đích thay thế thời điểm ghi nhận dịng tiền của thu nhập. Điểm hạn chế của mơ hình này là chỉ tập trung vào các khoản dồn tích ngắn hạn mà không được giải quyết các vấn đề của các khoản dồn tích dài hạn. Cũng ứng dụng mơ hình dồn tích, Francis và cộng sự (2005) đề xuất mơ hình lỗi ước tính tùy ý dựa trên việc phân tán độ lệch chuẩn từ phần dư mơ hình dồn tích thành thành phần vốn có phản ánh mơ hình hoạt động của cơng ty và thành phần tùy ý phản ánh lựa chọn của nhà quản trị. Như vậy, các khoản dồn tích tùy ý nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khi đo lường chất lượng BCTC.

Hành vi thao túng lợi nhuận thực được Roychowdhury (2006) định nghĩa là hành vi xuất phát từ các thực tiễn vận hành thông thường, được thúc đẩy bởi mong muốn của các nhà quản lý để lừa dối ít nhất là một số cổ đông tin rằng các mục tiêu BCTC nhất định đã đáp ứng q trình vận hành thơng thường. Những hành vi này làm nhà quản lý đạt được các mục tiêu tài chính đề ra nhưng về lâu dài lại ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đó (Healy và Wahlen, 1999; Fudenber và Tirole, 1995; và Dechow và Skinner, 2000) chỉ ra các hành động này bao gồm tăng doanh số; thay đổi lịch trình vận chuyển nhằm thay đổi thời gian ghi nhận doanh thu; trì hỗn việc trích chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) hay duy trì những khoản chi phí khơng cần thiết (Roychowdhury, 2006).

Tăng doanh số bằng các khoản chiết khấu lớn, hay nới lỏng thời gian trả chậm cho khách hàng, đều sẽ làm doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại có xu hướng giảm, Roychowdhury theo dõi điều này qua sự thay đổi dịng tiền, theo đó những khoản âm

bất thường trong dòng tiền chứng minh hành vi điều chỉnh doanh thu của nhà quản lý.

Bên cạnh đó, một khoản dương bất thường ở chi phí sản xuất cũng thể hiện sự điều chỉnh khi mà cường độ sản xuất được tăng lên (chi phí cố định khơng đổi khi quy mơ tăng một lượng vừa đủ, làm chi phí cố định đơn vị giảm), nhà quản lý cố gắng giảm giá vốn hàng bán (COGS) nhờ hiệu quả của quy mô, làm biên lợi nhuận trên giá vốn tăng, nhưng về bản chất làm tăng chi phí sản xuất và hàng tồn kho (hàng tồn nhiều, chưa bán

nên chưa ghi nhận giá vốn). Cuối cùng, nhà quản trị cũng cố gắng cắt giảm các chi phí tùy ý khác, như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, hay chi phí chung khác (SG&A) nhằm tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tương tự dòng tiền, Roychowdhury cũng gán một khoản âm bất thường của khoản chi phí tùy ý này cho hành vi ngụy tạo lợi nhuận thực của nhà quản trị.

Làm mượt lợi nhuận (smoothness) được đo lường thông qua việc đo lường các dòng tiền. Leuz và cộng sự (2003) cho rằng làm mượt lợi nhuận phản ánh mức độ mà các chuẩn mực kế toán và luật cho phép nhà quản trị cắt giảm những biến động lớn trong lợi nhuận để có được lợi nhuận mượt hơn qua các năm. Và do đó, làm mượt lợi nhuận làm giảm sự trung thực trong việc trình bày thơng tin báo cáo tài chính. Tuy nhiên, một luồng quan điểm trái ngược khác cho rằng làm mượt lợi nhuận cung cấp thông tin quản trị mật ra bên ngồi thay vì che giấu các thơng tin này, từ đó giúp giá cổ phiếu phản ánh tốt hơn tình trạng kinh doanh hiện tại của cơng ty. Làm mượt lợi nhuận có thể được đo lường thơng qua nhiều cách: (1) độ lệch chuẩn của thu nhập ròng trước các biến động bất thường chia cho tổng tài sản đầu kỳ, với độ lệch chuẩn của dòng tiền hoạt động chia cho tổng tài sản đầu kỳ (Francisvà cộng sự, 2004); (2) tỷ lệ giữa độ lệch chuẩn của thu

nhập rịng khơng tùy ý với độ lệch chuẩn tiền mặt từ hoạt động kinh doanh (Hunt

cộng sự, 2000).

Như vậy, hiện nay đã có rất nhiều các thang đo được dùng để đo chất lượng BCTC với những ưu và nhược điểm nhất định. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, với các đặc điểm của cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam và số lượng quan sát hiện tại, chúng tơi sẽ tiếp cận dựa trên mơ hình dồn tích của Jones (1991), mơ hình quản trị lợi nhuận thực (REM) và mơ hình đo tính liên quan về mặt giá trị.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm hội ĐỒNG QUẢN TRỊ và CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH BẰNG CHỨNG từ các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)