2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.4. Đặc điểm hội đồng quản trị và chất lượng thông tin báo cáo tài chính
Có thể nói, BCTC là kênh thơng tin chính thống và duy nhất cung cấp thơng tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đến với người có nhu cầu sử dụng bên ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư tiềm năng và chủ sở hữu. Chất lượng BCTC, do đó, đóng vai trị quan trọng trong việc giúp người sử dụng đưa ra các quyết định đúng đắn từ đó tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, chất lượng BCTC thường chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến những sai lệch so với thực tế hoạt động của cơng ty. Các sai lệch có thể đến từ các yếu tố khách quan như sự biến động
nhanh chóng của giá cả hay tỉ giá trên thị trường do các nhà đầu tư e dè hơn sau khi chịu nhiều cú sốc hay sự thay đổi trong chính sách pháp luật mà cơng ty vẫn chưa kịp thời cập nhật. Sai sót trong khâu ghi nhận số liệu hay tính tốn, nhầm lẫn giữa các chứng từ, sổ sách cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng khi trình bày trên BCTC. Tuy nhiên, đáng quan tâm nhất và gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất vẫn là các hành vi gian lận nhằm trục lợi bất chính. Hành vi này có thể đến từ bất kỳ đối tượng nào của cơng ty, phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể hay thậm chí là của cả cơng ty. Các sai lệch, gian lận thường có chung ngun nhân chính là do cơ chế quản lý của tập đồn cịn nhiều khe hở, chưa thực sự giúp chủ sở hữu giám sát được tình hình hoạt động của cơng ty. Vì vậy, quản trị doanh nghiệp cần được chú trọng xây dựng và phát huy tốt hơn nữa vai trị của mình.
Quản trị doanh nghiệp là một yêu cầu bắt buộc của pháp luật ở hầu hết các quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của các bên có liên quan. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là việc làm theo quy định, quản trị doanh nghiệp đã tự chứng minh được là một cơ chế tốt giúp bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư bên ngồi tránh khỏi hành vi lạm quyền vì lợi ích cá nhân của những người quản lý bên trong doanh nghiệp (Shleifer và Vishny, 1997). Cụ thể, cơ chế này được chia làm hai phần chính: nội bộ doanh nghiệp và bên ngồi. Các yếu tố bên ngồi nổi bật có thể kể đến như: kiểm tốn độc lập hay sự cạnh tranh của thị trường hàng hóa và lao động. Trong khi đó, cơ chế bên trong tập trung chủ yếu ở hệ thống quản trị nội bộ chạy xuyên suốt các cấp của công ty mà HĐQT là bộ phận chịu trách nhiệm cao nhất. HĐQT nắm quyền giám sát các mặt hoạt động của công ty và kịp thời báo cáo tình hình cho đại hội đồng cổ đông để các chủ sở hữu đưa ra những quyết định chính xác nhất. Hay nói cách khác HĐQT là sợi dây liên kết thiết yếu giữa người sở hữu cơng ty và nội bộ của chính cơng ty đó. Nếu khơng có HĐQT, lợi ích của các cổ đơng sẽ bị đe dọa trực tiếp vì họ khơng có một cơ chế đảm bảo đáng tin cậy. Do đó, HĐQT đóng vai trị khơng thể thiếu trong bất kì một cơng ty nào.
Trong mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và chất lượng thông tin BCTC, lý thuyết đại diện xem xét vai trò của hội đồng trong việc làm giảm các mâu thuẫn giữa chủ sở hữu (cổ đông) và người trực tiếp quản lý doanh nghiệp (Michael, Jensen và Meckling, 1976) hay tại những nước có nền kinh tế mới nổi, là làm giảm sự xung đột lợi ích giữa cổ đơng đa số và cổ đông thiểu số (Young và cộng sự, 2008). Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau này là do cơ cấu sở hữu tập trung, nơi mà một số cổ đơng nắm đa số
cổ phần có quyền quyết định đối với các vấn đề phát sinh của cơng ty đã bỏ qua lợi ích của các cổ đơng thiểu số và tìm cách loại bỏ họ (Jiang, Lee và Yue, 2010). Để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trước các hành vi vì lợi ích cá nhân của các nhà quản lý, đại hội đồng cổ đông đã bầu ra HĐQT như là một trong các cơ chế kiểm soát, thay họ giám sát hoạt động của ban giám đốc và giúp đưa ra các quyết định có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của cơng ty. Trong bối cảnh thị trường khơng hồn hảo như hiện nay, mâu thuẫn giữa các chủ thể trong lý thuyết đại diện sẽ làm trầm trọng thêm hiện tượng bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý – người nắm tồn bộ thơng tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư – người có ít hoặc khơng có thơng tin. Để giải quyết vấn đề đó, một cơ chế khác được thiết lập, đó chính là việc phát hành BCTC ra bên ngồi. Nhờ vào đó, chủ sở hữu có thể nắm được tình hình hoạt động và cách các nhà quản trị đang sử dụng nguồn vốn của họ để tạo ra giá trị. Ngoài ra, BCTC cịn được dùng như là thước đo hiệu quả cơng việc của nhà quản lý và ảnh hưởng đến các lợi ích họ nhận được theo hợp đồng lao động ký kết. Tuy nhiên, cơ chế thứ hai này làm dấy lên lo ngại về việc các nhà quản lý có thể lạm dụng quyền lực của mình để chi phối tính trung thực và hợp lý của các thơng tin trình bày trên BCTC. Do đó, HĐQT được kỳ vọng, bên cạnh nhiệm vụ chính, cịn đảm nhận thêm việc giúp thơng tin trên BCTC phản ánh trung thực tình hình hoạt động của cơng ty, cung cấp cái nhìn đầy đủ cho các bên liên quan từ đó hạn chế được hiện tượng thông tin bất cân xứng cũng như ảnh hưởng của các mâu thuẫn trong lý thuyết đại diện.
Nhận thấy được sự cấp thiết trong việc tìm hiểu mối liên hệ giữa HĐQT và thơng tin BCTC, rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm chứng minh các giả thuyết của mình về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT và chất lượng thông tin BCTC. Các nghiên cứu này với mong muốn giúp các chủ sở hữu và cổ đơng thiểu số tìm ra cơ chế hiệu quả nhất bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, ngồi ra, các nghiên cứu cịn đóng góp tiếng nói của chính tác giả vào dịng nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp nói chung và HĐQT nói riêng. Sau đây, nhóm tác giả sẽ điểm qua các nghiên cứu đã có về mối liên hệ giữa đặc điểm HĐQT và chất lượng thông tin BCTC dựa theo cách từng đặc điểm của hội đồng có tác động đến chất lượng thơng tin báo cáo.
Đầu tiên, nhóm tác giả sẽ tổng kết các nghiên cứu về các đặc điểm của tổng thể HĐQT sau đó là đặc điểm của từng thành viên của hội đồng.
Số lượng thành viên HĐQT là yếu tố then chốt khi xem xét đến các tác động của HĐQT đến chất lượng thơng tin BCTC. Do đó, có khơng ít các nhà nghiên cứu đã đề xuất biến quy mơ vào nghiên cứu của mình, tuy nhiên các kết quả nhận được còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Rất nhiều các nhà nghiên cứu cho rằng quy mơ hội đồng có quan hệ nghịch biến với chất lượng thông tin, hay HĐQT với quy mô nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhờ tiết kiệm thời gian hơn trong việc đưa ra các quyết định từ đó khơng bỏ lỡ các cơ hội quan trọng. Điển hình như Maria và cộng sự, (2011) khi nghiên cứu về hành vi quản trị lợi nhuận (một hành vi làm giảm chất lượng BCTC) đã chỉ ra rằng số lượng thành viên HĐQT nhỏ sẽ làm giảm quản trị lợi nhuận tại cơng ty. Đồng quan điểm đó, Vafeas (2000) và Ahmed, Hossain và Adams (2006) đã chỉ ra hội đồng với ít thành viên có tác động tích cực đến chất lượng thu nhập và Holtz và Sarlo Neto (2014) rút ra số thành viên tỉ lệ thuận với việc giảm chất lượng báo cáo. Trong khi đó, nghiên cứu của các tác giả Dimitropoulos và Asteriou (2010), Khalifa và Alkdai (2012) và Chalaki (2012) lại chỉ ra quy mơ hội đồng khơng có ảnh hưởng mang mang ý nghĩa thống kê đến chất lượng thông tin BCTC và chất lượng thu nhập.
Số cuộc họp của hội đồng quản trị
Trong khi khơng ít người quan niệm rằng, HĐQT họp thường xuyên là bằng chứng cho thấy các quyết định được đưa ra khơng hiệu quả và do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơng ty. Có phần ủng hộ quan điểm này, Qinghua, Pingxin và Junming (2007) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa HĐQT và chất lượng BCTC kết luận rằng tần suất họp của hội đồng không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng báo cáo mà thậm chí có ảnh hưởng theo hướng tiêu cực bất thường. Tuy nhiên, Xie, Davidson III và DaDalt (2003) và Adebiyi (2017) cho rằng tần suất cuộc họp cao giúp cắt giảm các khoản dồn tích tùy ý (một chỉ tiêu đo lường chất lượng thông tin BCTC). Tương tự, Saleem và Alzoubi (2012) chỉ ra số cuộc họp HĐQT có quan hệ nghịch biến với quản trị lợi nhuận. Tần suất cuộc họp tăng chứng tỏ HĐQT hoạt động thường xuyên và quan tâm giải quyết các vấn đề của công ty theo sự ủy thác từ đại hội đồng cổ đông từ đó làm tăng chất lượng BCTC. Như vậy, mối quan hệ giữa biến số cuộc họp HĐQT và chất lượng BCTC hiện vẫn còn chưa nhận được sự đồng thuận từ tất cả các nghiên cứu.
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của hội đồng quản trị
Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn giữa các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT và chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng tập trung quyền sở hữu của HĐQT làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa các chủ thể của lý thuyết đại diện mà đơn cử là cổ đông đa số và cổ đông thiểu số. Cụ thể, mức độ tập trung quyền sở hữu cao làm giảm chất lượng thu nhập do các thành viên của hội đồng có số cổ phần lớn lợi dụng quyền hạn của mình để làm ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin ra bên ngồi cũng như làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin được công bố (Firth, Fung và Rui, 2007) hay làm tăng hành vi quản trị lợi nhuận (Sarkar, Sarkar và Sen, 2008). Không đồng ý với quan điểm trên, nhà nghiên cứu Canada Bozec (2008) kết luận trong nghiên cứu của mình rằng khi mức độ tập trung quyền sở hữu tăng lên sẽ làm giảm hành vi quản trị lợi nhuận, hay nói cách khác chất lượng thơng tin cơng ty cung cấp sẽ được nâng cao. Các cổ đông kiêm thành viên hội đồng sẽ có nhiều khả năng đưa ra các quyết định dựa trên việc tối đa hóa lợi ích cho chính họ và đồng thời cho các cổ đông khác. Nhưng ở một nghiên cứu khác, các tác giả Chalaki, Didar và Riahinezhad (2012) chỉ ra rằng khơng có mối liên hệ đáng kể nào giữa tỷ lệ sở hữu cổ phần của hội đồng và chất lượng thông tin báo cáo của các công ty niêm yết tại Iran.
Sự tồn tại của ban kiểm soát và các ủy ban của hội đồng
Ban kiểm soát và các ủy ban của HĐQT mà điển hình là ủy ban kiểm tốn được xem như là những cơ chế kiểm sốt khác của quản trị doanh nghiệp góp phần cùng HĐQT giám sát hoạt động của công ty. Một vài nghiên cứu đã chứng minh được rằng sự xuất hiện của ban kiểm sốt tại các cơng ty giúp cải thiện đáng kể chất lượng BCTC của cơng ty đó, Ran và cộng sự (2015). Qinghua, Pingxin và Junming (2007) trong
nghiên cứu của mình đã kết luận, HĐQT có một ủy ban kiểm tốn có nhiều khả năng làm tăng chất lượng thông tin thu nhập. Tương tự, Marra, Mazzola và Prencipe (2011) đề xuất rằng ủy ban kiểm toán giúp làm giảm hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty áp dụng IFRS.
Thành phần của hội đồng bao gồm các đặc điểm liên quan đến từng thành viên trong hội đồng như: sự độc lập, trình độ chun mơn về tài chính và sự tách biệt vai trò của Chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành
Sự độc lập của các thành viên hội đồng quản trị
Sự độc lập của thành viên HĐQT là mối bận tâm lớn của các chủ sở hữu công ty cũng như các nhà nghiên cứu, bởi theo quan điểm chung, HĐQT với nhiều thành viên có lợi ích gắn liền với cơng ty sẽ có xu hướng hành động vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua sự ủy thác của cổ đơng. Ủng hộ quan điểm trên, hai nhóm nghiên cứu Firth, Fung, Rui (2007) và Dimitropoulos, Asteriou (2010) cho rằng số thành viên độc lập tỷ lệ thuận với chất lượng thông tin thu nhập. Tương tự, Marra và cộng sự (2011) và Xie và cộng sự
(2003) tìm thấy bằng chứng chứng minh rằng thành viên HĐQT độc lập giúp cắt giảm hành vi quản trị lợi nhuận. Số lượng thành viên hội đồng độc lập tăng làm tăng mức độ công bố thông tin của công ty là kết quả nghiên cứu của Huafang và Jianguo (2007). Ngược lại với đa số các nghiên cứu, Adebiyi (2017) đã chứng minh rằng biến dồn tích tùy ý có mối quan hệ thuận chiều với tỉ lệ thành viên HĐQT độc lập. Cũng nghiên cứu về vấn đề trên nhưng Vafeas (2000) khơng tìm được bằng chứng nào về tác động của tỷ lệ các thành viên HĐQT độc lập đến chất lượng thông tin về thu nhập. Do vậy, dù được khơng ít các nhà nghiên cứu tìm hiểu nhưng các nghiên cứu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Trình độ chun mơn về tài chính và quản trị cơng ty
Các thành viên HĐQT có nền tảng nghề nghiệp về tài chính có khả năng phát hiện các hành vi quản trị lợi nhuận của ban giám đốc nhờ vào những am hiểu của mình (Xie, Davidson III và DaDalt, 2003) và do đó làm tăng chất lượng thu nhập (Qinghua, Pingxin và Junming, 2007). Hiện nay, các nghiên cứu về chuyên môn của thành viên HĐQT cịn tương đối ít và chưa đáp ứng đủ nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này cũng như chưa cung cấp được cái nhìn tổng quan giúp các chủ sở hữu đưa ra các quyết định hợp lý khi chọn lựa thành viên HĐQT.
Sự tách biệt vai trò của Chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành và thành viên hội đồng đảm nhận vai trị tại nhiều cơng ty khác nhau
Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành ở một số công ty hiện nay làm dấy lên lo ngại về hành vi quản trị lợi nhuận cũng như chất lượng BCTC suy giảm do vai trò điều hành và giám sát đều thuộc về cùng một người. Firth, Fung và Rui (2007) đã chứng minh rằng sự tách biệt vai trò giữa Chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành có tác động tích cực đáng ghi nhận đến chất lượng thu nhập. Tương tự, sự tách biệt này cũng có tác động tích cực đến chất lượng BCTC của các cơng ty niêm yết tại Brazil,
(Holtz và Sarlo Neto, 2014), hay cụ thể hơn là làm tăng tính liên quan của thông tin báo cáo (Alfraih, Alanezi và Alanzi, 2015). Ngồi ra, việc đảm nhận vai trị thành viên hội đồng ở nhiều công ty khác nhau làm gia tăng khả năng xảy ra các gian lận về tài chính (Fich và Shivdasani, 2007), đồng nghĩa với việc chất lượng BCTC không được đảm bảo. Như vậy, trên thế giới đã có khơng ít các nghiên cứu về chất lượng BCTC và đặc điểm HĐQT cũng như các chủ đề tương tự. Tuy nhiên nhìn chung, các nghiên cứu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề vì vậy rất cần các nghiên cứu tương lai giải quyết những mâu thuẫn đó. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, các nhà đầu tư tại Việt Nam ngày càng quan tâm hơn về chất lượng thơng tin BCTC. Do đó, dịng nghiên cứu về chất lượng BCTC nói chung và mối liên hệ giữa đặc điểm HĐQT và chất lượng thơng tin BCTC nói riêng đang thu hút các nhà nghiên cứu trong nước. Sau đây, nhóm tác giả sẽ điểm qua những nghiên cứu tiêu biểu của dòng nghiên cứu này tại Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) sau khi phân tích dữ liệu ở cả hai sàn chứng khoán HNX và HOSE đã chỉ ra tính kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, mức độ chun mơn về tài chính của hội đồng có tác động thuận chiều đến