Biến đại diện đặc điểm hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm hội ĐỒNG QUẢN TRỊ và CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH BẰNG CHỨNG từ các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 50 - 53)

3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

3.2. Biến đại diện đặc điểm hội đồng quản trị

Trên cơ sở phân tích vai trị của HĐQT đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhiều nghiên cứu trước đây đã đưa một số các đặc điểm nổi bật của HĐQT vào mối liên hệ với các khía cạnh của doanh nghiệp. Hiện nay, mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và chất lượng thông tin BCTC đã được đề cập ở một số nghiên cứu như nghiên cứu của Luciana Holtz, Alfredo Sarlo Nelo (2013) và nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang (2015). Các mơ hình nghiên cứu trên chú trọng và gói gọn trong một vài đặc điểm cơ bản của HĐQT là quy mô HĐQT, mức độ độc lập của các thành viên HĐQT và sự

tách biệt vai trò của Chủ tịch HĐQT với giám đốc điều hành. Dựa trên các nghiên cứu phân tích các đặc điểm HĐQT trước đó trên cơ sở các mối quan hệ đã được chứng minh, nhóm tác giả từ đó đề xuất các đặc điểm HĐQT với kỳ vọng các đặc điểm dưới đây cũng sẽ có tác động đến chất lượng thơng tin báo cáo tài chính.

- Quy mơ hội đồng quản trị

Căn cứ vào thực trạng thu thập dữ liệu của nhóm từ các cơng ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, quy mô HĐQT dao động chủ yếu tại 5 thành viên, phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2014). Kết hợp với kết quả tham khảo từ các nghiên cứu trước chỉ ra rằng 7 là số thành viên HĐQT tối ưu, nhóm tác giả kỳ vọng biến quy mơ HĐQT sẽ có tác động thuận chiều đối với chất lượng thông tin BCTC. Hơn nữa, cũng trên cơ sở căn cứ vào Luật Doanh nghiệp (2014), mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết trong các cuộc họp, do đó, nhóm kỳ vọng số lượng HĐQT lẻ có tác động tích cực đến chất lượng thơng tin BCTC.

- Tỷ lệ sởhữu cổ phần hội đồng quản trị

Phát sinh từ sự bất cân xứng thông tin giữa người quản lý và nhà đầu tư, các nghiên cứu trước đây cho thấy sự tập trung quyền sở hữu có thể ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của thu nhập được báo cáo. Cũng như lập luận trên, rằng các thành viên HĐQT sở hữu nhiều cổ phiếu có thể hiệu quả hơn trong việc giám sát quản lý công ty, tuy nhiên, khi mức độ tập trung sở hữu tăng lên đến một mức nhất định, các cổ đơng lớn có thể giành quyền kiểm sốt chi phối và tìm cách hưởng lợi bằng chi phí của các cổ đơng thiểu số. Nhóm tác giả kỳ vọng một mối quan hệ kép thể hiện sự ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT đến chất lượng thơng tin BCTC theo hướng tích cực và cả tiêu cực khi tỷ lệ này đạt đến một ngưỡng nhất định.

- Tỷ lệ thành viên không điều hành tronghội đồng quản trị

Sự cân bằng giữa các thành viên điều hành và không điều hành trong HĐQT đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Từ các dữ liệu được thu thập của các công ty cổ phần niêm yết trên sàn HOSE, hầu hết các thành viên HĐQT nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là quyết định từ những vị trí này có ảnh hưởng rất lớn đến việc lập, trình bày và cơng bố BCTC, như Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, Kế tốn trưởng, ...

- Sự kiêm nhiệm của Chủ tịchhội đồng quản trị

Căn cứ vào môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT thường là người nắm giữ quyền điều hành hoạt động của công ty, đặc biệt là trường hợp Chủ tịch HĐQT là thành viên sáng lập. Do đó, các quyết định kinh tế của cơng ty cổ phần đều đa phần chịu ảnh hưởng bởi Chủ tịch HĐQT. Sự kiêm nhiệm thường khơng được khuyến khích với tác động tích cực trong các nghiên cứu liên quan trước. Một ví dụ điển hình về hệ lụy của sự kiêm nhiệm tại Việt Nam, Ông Lê Văn Hướng, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Thiết bị y tế Việt Nhật bị cáo buộc lạm dùng quyền hạn lừa dối khách hàng. Do đó, nhóm tác giả kỳ vọng một mối tương quan ngược chiều của hai biến trên về Chủ tịch HĐQT.

- Số cuộc họp hội đồng quản trịhàng năm

Thông qua kết quả sơ bộ thu thập dữ liệu ban đầu, các công ty cổ phần niêm yết đều có số cuộc họp hằng năm từ 4 (hàng quý) trở lên. Các cơng ty có số cuộc họp trong năm lớn thể hiện sự bất ổn trong việc thay đổi các thành viên HĐQT đột ngột. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả kỳ vọng tác động của tổng số các cuộc họp HĐQT hàng năm là tiêu cực đối với chất lượng thông tin BCTC.

- Tần suất các cuộc họp hội đồng quản trị

Khác với kỳ vọng về biến số cuộc họp HĐQT hằng năm của HĐQT là tác động ngược chiều, việc các thành viên HĐQT tham gia đầy đủ các cuộc họp là một dấu hiệu tốt cho thấy các thành viên đang nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định tối ưu hơn. Do vậy, nhóm tác giả kỳ vọng tần suất các cuộc họp HĐQT có tác động tích cực đến chất lượng thông tin BCTC.

- Độ tuổi trung bình của thành viên hội đồng quản trị

Với đặc điểm nền kinh tế đang trên đà hội nhập và phát triển như tại Việt Nam, các thành viên HĐQT có độ tuổi trẻ hơn được kỳ vọng có đặc điểm kiến thức, kỹ thuật vượt trội, dễ thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, khả năng tiếp nhận rủi ro cao hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn trong giám sát quản trị. Do đó, nhóm tác giả kỳ vọng độ tuổi trung bình của các thành viên HĐQT thấp sẽ có tác động tích cực đối với chất lượng thơng tin BCTC.

- Giới tính

Trong lịch sử, phụ nữ chỉ giữ một vài vị trí trong HĐQT. Tuy nhiên, tình trạng này có xu hướng thay đổi vì các hội đồng trên tồn thế giới và cả tại Việt Nam đang chịu áp lực ngày càng cao để lựa chọn các thành viên HĐQT là nữ. Vì các đề xuất cải cách quản trị nhấn mạnh rõ ràng tầm quan trọng của đa dạng giới trong các cuộc họp HĐQT nên nhóm tác giả kỳ vọng việc nữ giới nắm giữ vị trí trong HĐQT sẽ có kết quả thống kê ý nghĩa theo chiều thuận.

- Nền tảng nghề nghiệp của thành viên hội đồng quản trị

Nền tảng nghề nghiệp của các thành viên HĐQT được đánh giá theo Cấp bậc của học vị và lĩnh vực chuyên sâu của các thành viên HĐQT. Học vị được đánh giá gồm 4 cấp bậc (Tiến sĩ: 5; Thạc sĩ: 4; Cử nhân: 3; Cao đẳng: 2; Trung cấp:1, Không: 0). Tác giả kỳ vọng, nền tảng nghề nghiệpcũng chính là kinh nghiệm sở trường của các thành viên HĐQT ảnh hưởng tích cực đến q trình đưa ra các quyết định của doanh nghiệp. Về các lĩnh vực chuyên ngành, nhóm tác giả chú trọng vào lĩnh vực Tài chính – Kế tốn, Luật, Giáo dục và cả Kinh nghiệm làm việc trong Nhà nước –đây là các lĩnh vực liên quan mật thiết đến việc lập, trình bày và cơng bố thơng tin BCTC.

Riêng đối với sự tồn tại của ủy ban kiểm toán, sự thiếu ủy ban điều hành, tác giả căn cứ vào tình hình tại Việt Nam, động của các ủy ban kiểm toán hay ủy ban điều hành (nếu có) các cơng ty cổ phần đều khơng chứng minh được sự hiệu quả. Do vậy, nhóm tác giả khơng đưa các biến này vào mơ hình như biến giải thích.

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm hội ĐỒNG QUẢN TRỊ và CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN báo cáo tài CHÍNH BẰNG CHỨNG từ các DOANH NGHIỆP NIÊM yết TRÊN sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)