3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
3.3. Các biến kiểm soát
Bên cạnh biến giải thích chính là đặc điểm HĐQT, chúng tơi cũng đưa vào mơ
hình một số biến kiểm sốt khác có khả năng ảnh hưởng lên chất lượng thơng tin báo
cáo tài chính, gồm:
- Đòn bẩy (Leverage)
Đòn bẩy của doanh nghiệp xác định dựa trên tỷ lệ Nợ dài hạn/Tài sản của doanh
nghiệp, được doanh nghiệp sử dụng để thu lợi nhuận trên tài sản. Oz & Yelkenci (2014) cho rằng địn bẩy có ảnh hưởng tích cực với hành vi quản trị lợi nhuận thực. Địn bẩy
có thể mang lại tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư cao song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính
vì vậy địn bẩy có thể là động lực cho các doanh nghiệp thực hiện các hành vi ngụy tạo lợi nhuận để che dấu hoạt động kinh doanh không tốt hoặc rủi ro vềcác khoản nợ.
- Quy mô doanh nghiệp (FIRMSIZE)
Quy mơ doanh nghiệp (FIRMSIZE) được tính bằng Logarit tự nhiên mức vốn hóa
của doanh nghiệp. Các cơng ty có quy mơ lớn thường chịu nhiều áp lực từ cổđông trong
việc tạo ra giá trị cho chủ sở hữu. Một sự tăng trưởng trong quy mô doanh nghiệp sẽ dẫn
đến sự phức tạp hơn trong cấu trúc, làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp (Braam,
Nandy, Weitzel, & Lodh, 2015; Watts & Zimmerman, 1978) từđó tạo ra một ảnh hưởng nghịch lên quản trị lợi nhuận thực (REM)
- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), và mức độ tăng trưởng hằng năm
(GROWTH)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE được tính bằng tỷ số Lợi nhuận ròng/ Vốn
chủ sở hữu doanh nghiệp. Tức là:
𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 = 𝑁𝑒𝑡𝑃𝑟𝑜𝑓𝑖𝑡𝑖𝑡𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡
Mức độtăng trưởng (GROWTH) được tính bằng cơng thức:
𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻𝑖𝑡 = ∆𝑆𝑎𝑙𝑒𝑖𝑡 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑖𝑡−1
Trong đó:
𝑁𝑒𝑡𝑃𝑟𝑜𝑓𝑖𝑡𝑖𝑡 lợi nhuận ròng của doanh nghiệp i ở năm t 𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦𝑖𝑡 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp i ở năm t
∆𝑆𝑎𝑙𝑒𝑖𝑡 Chênh lệch doanh thu của doanh nghiệp i ở năm t so với năm t-1 𝑆𝑎𝑙𝑒𝑖𝑡−1 là doanh thu năm t của doanh nghiệp i ở năm t-1
Cả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tỉ lệ tăng trưởng để sẽ làm giảm động lực quản trị lợi nhuận của nhà quản lý vì đây đều là những dấu hiệu tích cực của lợi nhuận (Oz & Yelkenci 2018)
- Được kiểm tốn bởi Big4
Kiểm tốn viên có thể tácđộng tới hành vi quản trị lợi nhuận thông qua hoạt động kiểm tốn của mình (Commerford, Hermanson, Houston, & Peters, 2016). Vì vậy, việc
doanh nghiệp được kiểm toán bởi một cơng ty thuộc nhóm Big4 (PwC –
PricewaterhouseCooper, EY - Ernst & Young, KPMG và Deloitte) sẽ giảm khả năng
- Dòng tiền hoạt động
Dòng tiền hoạt động là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra bởi các hoạt động kinh doanh thông thường của công ty. Chúng tôi đưa dịng tiền hoạt động vào kiểm sốt bằng cách lấy logarit tự nhiên độ lệch chuẩn dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp i ở năm t được tính theo số liệu dòng tiền hoạt động của 3 năm gần nhất (năm quan sát và 2 năm liền trước) được tham khảo từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận trên mỗi cổ phần thường (EPS) và giá trị sổ sách mỗi cổ phần (BVPS):
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần và lợi nhuận trên mỗi cổ phần thường là các chỉ số ảnh hưởng đến quyết định định giá cổ phiếu của nhà đầu tư
- Hệ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BTM- Book to market ratio)
Hệ số giá trị sổ sách trên giá thị trường là chỉ tiêu để xác định giá trị thực sự của một cơng ty bằng cách so sánh giá trị kế tốn (giá trị ghi sổ) với giá trị thị trường của cơng ty đó. Giá trị kế tốn được tính dựa trên những con số đã ghi nhận trên sổ kế toán, như giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động hay tính tốn qua nguồn vốn gồm có nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Đây là những tài sản đã được ghi nhận trong quá khứ, tức là từ khi công ty sở hữu tài sản này và theo nguyên tắc giá gốc thì giá trị được giữ nguyên đến khi tài sản đó mất đi. Do vậy có thể nói giá ghi sổ là tổng giá trị tài sản của cơng ty tính trong một thời kỳ nhất định, thường là trong một niên độ kế tốn, và chỉ thay đổi khi có sự thay đổi quy mơ hay cơ cấu tài sản.
Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường được tính bằng tỷ số giá trị ghi sổ (Book value) trên giá trị thị trường (Market value).
Nếu hệ số này lớn hơn 1 tức là giá trị ghi sổ lớn hơn giá thị trường tức là cổ phiếu giảm giá. Ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì giá thị trường cao hơn giá kế toán, tức là giá cổ phiếu tăng. Các nhà đầu tư sử dụng hệ số này như một trong yếu tố để quyết định có đầu tư vào loại cổ phiếu đó hay khơng.
- Biến giả lợi nhuận âm (LOSS)
Bên cạnh những trường hợp bất khả kháng như chịu tác động tiêu cực của các yếu tố thị trường, doanh nghiệp có thể có những nguyên nhân chủ quan để điều chỉnh âm lợi nhuận. Điển hình là động cơ trốn thuế của doanh nghiệp, nhà quản lý thường có xu hướng thay đổi các chính sách trong kế tốn để gia tăng chi phí, giảm doanh thu trong kỳ, từ đó làm âm lợi nhuận trong năm tài chính.
- Biến kiểm soát trước và sau năm 2015, đại diện cho năm đưa vào thực hiện chế độ kế tốn doanh nghiệp theo Thơng tư 200/BTC
Hệ thống văn bản pháp quy về kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm song hành các chuẩn mực kế tốn và chế độ kế tốn do Bộ Tài chính ban hành thơng qua các quyết định và thông tư hướng dẫn. Trong khi các chuẩn mực kế toán đưa ra các nguyên tắc (Principles) hướng dẫn người hành nghề kế toán áp dụng trong thực tiễn, chế độ kế toán doanh nghiệp lại đưa ra các quy định (Rules) chi tiết bao gồm hướng dẫn các bút toán hạch toán cụ thể trong từng trường hợp. Chế độ kế tốn hiện hành - Thơng tư 200/BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, đưa ra các hướng dẫn chi tiết chế độ kế tốn doanh nghiệp thơng qua hướng dẫn chi tiết các bút toán đối với các giao dịch kinh tế chủ yếu. Việc đưa ra văn bản hướng dẫn chi tiết đối với hầu hết các nghiệp vụ trọng yếu sẽ giúp hạn chế các sai phạm trong hạch tốn, lập và trình bày BCTC. Biến kiểm sốt trước và sau năm 2015, đại diện cho năm đưa vào thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/BTC xem xét ảnh hưởng của việc áp dụng Thông tư 200/BTC so với giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư này đối với chất lượng thơng tin báo cáo tài chính.