1.4. Các chính sách xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản của Việt Nam
1.4.4. Chính sách hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp
Cung cấp vốn tín dụng trong ni trồng thủy sản
Nhiều chính sách của Nhà nước liên quan đến cung cấp vốn tín dụng cho phát triển ni trồng thủy sản nói chung và ni biển đảo nói riêng đã được xây dựng và áp dụng: Chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn theo quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999; Chính sách bảo đảm tiền vay cho các tổ chức tín dụng thể hiện trong các Nghị định số 178/1999/NĐ-CP và 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ; Quyết định số 284/QĐ-NHNNI của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay; Quyết định 423/2000/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về chính sách cho vay đối với các trang trại; Công văn số 934/CV-NHNN hướng dẫn thực hiện quyết định số 103/2003/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển giống thủy sản,…
32
Chính phủ đặc biệt quan tâm tới các đối tượng dễ bị tổn thương trước những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp như người nông dân, các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều trường hợp chịu thiệt hại nặng dẫn tới không thể tái sản xuất, lâm vào cảnh phá sản, nợ xấu.
Để hỗ trợ hiệu quả nhóm đối tượng này, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành GAP trong nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động; Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 có các quy định về đảm bảo an tồn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.
Các ngân hàng thương mại đã có hoạt động cho vay vốn phát triển ni trồng thủy sản. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã phối hợp với Bộ quản lý chuyên ngành đưa ra các giải pháp giải quyết vốn tín dụng cho ni trồng thủy sản. Các hộ dân ở nông thôn tham gia nuôi trồng thủy sản đã được vay vốn tín dụng hoặc vay từ các nguồn tài chính khác theo các kênh chính thức và khơng chính thức. Những kênh cho vay vốn chính thức hiện nay chủ yếu gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD), Ngân hàng Cơng thương (CIB), Ngân hàng Chính sách Xã hội. Các kênh cho vay khơng chính thức là các thành viên trong gia đình và bạn bè, chủ yếu cung cấp dịch vụ vay vốn và thế chấp tài sản. Vốn vay từ ngân hàng hàng chục ngàn tỷ đồng đã góp phần quan trọng giúp nơng ngư dân có vốn đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, con giống, thức ăn và các vật tư khác phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Nhờ những chính sách cho vay tín dụng lãi suất thấp từ Ngân hàng Chính sách, với những khoản vay nhỏ đã giúp cho nông dân đẩy mạnh nuôi
33
trồng thủy sản. Tuy nhiên, các nguồn vốn vay nhỏ chưa thực sự đáp ứng đối với sản xuất thủy sản do đặc thù thời vụ và quy mô lớn hơn so với các hoạt động nơng nghiệp khác.
Chính sách vay vốn phục vụ phát triển giống cho nuôi trồng thủy sản chưa được thực thi một cách hiệu quả. Mặc dù số lượng trại giống tăng nhanh, nhưng việc thực hiện chính sách theo tinh thần Quyết định 103 chậm được triển khai. Lãi suất tiền vay và thời gian vay vốn theo quy định hiện hành, mức vay dưới 50 triệu đồng thì khơng phải thế chấp đều chưa phát huy tác dụng.
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ lĩnh vực thủy sản đã được quan tâm. Cụ thể, đã triển khai chủ trương chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp nhằm giảm áp lực khai thác vùng gần bờ và ven bờ, phát triển các đội tàu khai thác xa bờ; chuyển một bộ phận sang nuôi trồng thủy sản và làm dịch vụ để duy trì lực lượng khai thác hớp lý vùng bờ, bảo về và tái tạo nguồn lợi.
Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để đóng tàu có cơng suất lớn hơn hoạt động khai thác ở vùng xa bờ, đảm bảo ổn định sản lượng thủy sản có chất lượng cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, duy trì cuộc sống của cộng đồng ngư dân ven biển. Nhờ chính sách đúng đắn này, nhiều ngư dân có kinh nghiệm và năng lực đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư để đóng mới tàu có cơng suất lớn, chuyển đổi kỹ thuật khai thác để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm không chỉ trực tiếp cho ngư dân làm nghề mà còn cho một bộ phận lớn những người cung ứng dịch vụ trên bờ.
Các chính sách hỗ trợ và ưu đãi về vốn, dạy nghề, chuyển đổi nghề... đã phát huy tác dụng, nhiều hộ ngư dân bị mất thuyền, lưới, ao đầm sau bão, lũ đã có cơ hội khơi phục hoặc chuyển đổi nghề, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Cũng thơng qua thực hiện các chính sách hỗ trợ của chính phủ về vốn, cơ sở hạ tầng mà ngành thủy sản đã từng bước được hiện đại hóa.
34
Chính sách khuyến ngư
Hệ thống khuyến nơng - khuyến ngư được hình thành từ trung ương đến địa phương. Đầu tư tập huấn kiến thức, xây dựng mơ hình sản xuất, cung cấp tài liệu, tham quan học hỏi các điển hình được tăng cường...
Thơng qua cơng tác khuyến nông, khuyến ngư, các đối tượng mới, công cụ mới, kỹ thuật mới được áp dụng; ngư dân được tập huấn nâng cao trình độ nghề nghiệp, được cung cấp tài liệu và xây dựng mơ hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Mặc dù theo Khoản 1, 2 Điều 11 Chương III của Nghị định 56 về Khuyến nông, tại mỗi xã, phường, huyện thị đều phải có cán bộ khuyến nơng, nhưng chưa chi tiết cho hoạt động khuyến ngư.
Thơng tư 01/2005/TTLB-BTS-BNV đã nói rõ phải có biên chế cho các cơ quan chun mơn về thủy sản giúp việc UBND tỉnh, huyện nhưng chưa được triển khai thực hiện đầy đủ trên thực tế.
Chính sách hỗ trợ thiên tai
Hàng năm, chính phủ cung cấp ngân sách để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đầu tư hệ thống tìm kiếm cứu nạn cấp vùng và đến cộng đồng ngư dân. Ngư dân được cấp khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi để sửa chữa, đóng mới tàu thuyền nhằm khôi phục sản xuất, đảm bảo sinh kế và đời sống sau thiên tai.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ thiên tai đã góp phần làm giảm nhẹ thiệt hại, xoa dịu nỗi đau của cộng đồng ngư dân.