Công tác kiểm tra giám sát

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 106 - 108)

2.3. Đánh giá kết quả thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang

2.3.4. Công tác kiểm tra giám sát

Chỉ thị 20/CT-TTg kể trên được cộng đồng doanh nghiệp mong đợi và thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện tốt và đầy đủ Luật Thanh tra, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 về hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra và đặc biệt là Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020.

Năm 2020, Do dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động thanh tra theo kế hoạch dừng lại, duy trì thẩm định, thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm; hoạt động kiểm tra theo kế hoạch được thực tập trung chủ yếu trong Quý IV/2020. Kết quả: đã phát hiện 07 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi

87

phạm các quy định (05 cơ sở thẩm định theo Thông tư 48, thanh tra đột xuất 02 cơ sở sản xuất chế biến thủy sản nhằm xác minh hoạt động đảm bảo ATTP, ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hoạt động gia công thủy sản xuất khẩu, tập trung thẩm tra thực tế q trình sản xuất, gia cơng các lơ hàng thủy sản; lập 07 biên bản vi phạm hành chính, các vi phạm chủ yếu liên quan đến việc thiết lập, áp dụng khơng đầy đủ hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm sốt điểm tới hạn (HACCP), cơ sở khơng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (Giấy chứng nhận hết hạn nhưng vẫn sản xuất), số tiền xử phạt là 277 triệu đồng [3].

Vấn đề về dư lượng các chất độc hại trong thủy sản xuất khẩu cũng được các ban bộ ngành có liên quan thực hiện giám sát hàng tháng. Trong tháng 06/2021, riêng tại khu vực Nam Bộ, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ đã thực hiện giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản tại các vùng nuôi thuộc 18 tỉnh/thành phố với 261/263 mẫu được lấy để thực hiện giám sát theo kế hoạch. Sau khi tiến hành phân tích các mẫu, Chi cục đã đưa ra kết quả như sau :

1. Các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường:

Phát hiện dư lượng Pb, Hg trên 2 lượt mẫu phân tích, nhưng khơng vượt giới hạn tối đa cho phép.

2. Dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc khơng có trong danh mục được phép lưu hành:

Phát hiện Enrofloxacin = 50,66 µg/kg trong mẫu tôm chân trắng thương phẩm được lấy mẫu tại Ao số 02, hộ nuôi Trần Anh Kiệt, ấp An Lợi, xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre (mã số mẫu: 83/0621/02).

3. Dư lượng hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng:

Phát hiện dư lượng Sulfadiazine = 67,1 µg/kg trong mẫu cá rô phi đỏ thương phẩm được lấy mẫu tại vùng nuôi Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (82/07), dư

88

lượng Amoxicillin= 44,27 µg/kg trong mẫu cá rơ phi đỏ thương phẩm được lấy mẫu tại vùng nuôi Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (87/04), nhưng không vượt giới hạn tối đa cho phép.

Chi cục Chất lượng Nam bộ đã thông báo đến Chi cục địa phương và các doanh nghiệp chế biến để triển khai biện pháp xử lý theo qui định đối với các trường hợp có mẫu vi phạm nêu trên [6].

Tuy nhiên, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, việc kiểm tra xử lý hiện nay được áp dụng tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả vì mức xử phạt chưa cao và khơng mang tính răn đe. Những doanh nghiệp có sản phẩm bị trả về cần phải bị phạt nặng hơn và cần phải được công khai trên dư luận, và cả với khách hàng quốc tế để tránh cảnh “con sâu làm rầu nồi canh”. Kinh nghiệm của Mỹ với các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm tại Mỹ thì nước sở tại phạt đích danh doanh nghiệp vi phạm. Tại Việt Nam nếu các doanh nghiệp bị trả hàng về gây ảnh hưởng đến thương hiệu ngành thuỷ sản cũng cần được xử phạt cơng khai, thậm chí ngừng xuất khẩu cho đến khi đảm bảo các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm [13].

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w