sang Nhật Bản
Từ thực trạng và đánh giá kết quả thực thi chinh sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản, những vấn đề cần đặt ra cho thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản bao gồm:
Về chủ thể thực thi chính sách
Thực tiễn của Việt Nam, của từng địa phương, từng ngành vẫn chưa thật sự được quan tâm như là một tiền đề, điều kiện tối quan trọng để xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách. Vì thế, vẫn cịn khơng ít những chính sách xuất khẩu thủy sản xa với thực tế, gây khó khăn khi tổ chức thực hiện và khơng được các doanh nghiệp thật sự đồng tình. Đặc biệt, những căn bệnh
89
chủ quan, duy ý chí, chạy theo thành tích, thích "đánh bóng hình ảnh", lợi ích cục bộ của từng bộ, ngành hoặc lợi ích của một số nhóm trong xã hội vẫn tồn tại dai dẳng đã gây những hậu quả không nhỏ cho ngành thủy sản xuất khẩu và địa phương từ hoạt động hoạch định cho tới tổ chức thực thi Chính sách xuất khẩu thủy sản.
Làm chính sách vẫn đang được coi là đặc quyền của các cơ quan nhà nước, của nhà nước nói chung mà chưa phải là công việc chung của xã hội, của các doanh nghiệp, của các nhóm lợi ích trong xã hội.
Chưa hình thành được những kênh thơng tin chính thống cần thiết giữa nhà nước với các doanh nghiệp trong việc xây dựng, ban hành, thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản để phúc đáp những lợi ích cơ bản của đơi bên.
Vai trị của các cơ quan thẩm định, phê duyệt chính sách chưa được phát huy nên đã tạo những kẽ hở đáng kể cho việc ra đời một số chính sách có chất lượng chưa cao, thậm chí các doanh nghiệp khơng đồng tình.
Kế hoạch, lộ trình thực thi chính sách
Có q nhiều chính sách của các bộ, ngành trong khi chúng được xây dựng phân tán; thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành một cách hợp lý và có cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm đích thực nên chất lượng khơng cao. Trong khi đó, hầu hết các chiến lược hay chính sách đều thể hiện sự liệt kê mục tiêu, quan điểm định hướng, yêu cầu mà thiếu hẳn những kế hoạch hành động cụ thể hay các biện pháp cần có.
Hiện tượng "vận động chính sách" tuy chưa được chính thức thừa nhận ở phương diện luật pháp nhưng đã xuất hiện dưới nhiều hình thức với những biểu hiện tiêu cực khác nhau làm ảnh hưởng đến tính cơng bằng của chính sách, gây những nguy hại nhất định cho các doanh nghiệp lại chưa được quan tâm nghiên cứu để có phương hướng và biện pháp xử lý có hiệu lực, hiệu quả.
90
Trong lĩnh vực tổ chức thực thi Chính sách xuất khẩu thủy sản bộc lộ những hạn chế, bất cập chủ yếu về tính kịp thời, đồng bộ, nhất quán trong tổ chức thực hiện, nhất là ở một số chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch trong thời gian gần đây. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục, vận động nhằm định hướng dư luận trong q trình thực hiện chính sách chậm được đổi mới về hình thức, phương pháp, nội dung; cịn nhiều biểu hiện hình thức, "làm cho có"… nên kém hiệu quả. Cơng tác hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra chưa kịp thời, thường xuyên và thiếu thực chất. Việc xử lý khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật trong q trình thực hiện cịn chậm, nhiều trường hợp thiếu công bằng, nghiêm minh đã ảnh hưởng xấu đến thực hiện Chính sách xuất khẩu thủy sản. Cơng tác tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm cho hoạch định và thực thi chính sách chưa được coi trọng, chưa làm thường xuyên, kịp thời. Trong một thời gian dài, hoạt động này chưa thật sự được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm, coi trọng do sự bất cập trong tư duy làm chính sách. Điều này khơng chỉ đúng với quy trình chính sách của chính quyền địa phương mà cịn của Chính phủ, các bộ, ngành.
Cơng tác tuyên truyền nội dung và yêu cầu của chính sách ở nhiều thời điểm, khu vực chưa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời, làm cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách. Ví dụ: Quy định về việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngồi trên hàng hóa xuất khẩu phải có ủy quyền của chủ sở hữu mã số, mã vạch hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đang là vướng mắc lớn đối với các ngành hàng xuất khẩu; trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Vấn đề cốt lõi là quy định này đưa ra khơng có căn cứ pháp lý trong Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 cũng như khơng có quy định tương tự tại nhiều quốc gia đang có quan hệ thương mại với Việt Nam. Bên cạnh đó, thủ tục này hiện làm bằng hồ sơ giấy, chưa triển khai đăng ký qua mạng gây tốn kém thời gian, cơng sức, chi phí của doanh nghiệp. Để có được
91
giấy xác nhận này, nhiều khi doanh nghiệp phải mất 20 - 30 ngày mới xuất được lơ hàng vì mỗi lơ hàng thường có nhiều mã hàng hố.
Cịn nhiều chồng chéo, không rõ ràng, thống nhất trong các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách. Tình trạng luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng phải chờ nghị định và thông tư hướng dẫn diễn ra khá phổ biến, cản trở việc áp dụng. Năm 2013, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua 32 dự án Luật và 4 dự án Pháp lệnh, nhưng chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, trong số 13 luật mới đã có hiệu lực thi hành thì có tới 8 luật chưa có Nghị định, thơng tư hướng dẫn thực hiện, thí dụ như Luật Quảng cáo.
Nhiều trường hợp, Chính phủ, các bộ, ngành chậm sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành mặc dù đã được cử tri kiến nghị đến Quốc hội. Ví dụ như: Điểm h Khoản 2 Điều 41 trong Nghị định 83/2013/NĐ-CP để các mặt hàng thủy sản nhập khẩu được hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Trong quá trình kiểm tra thực hiện, do công tác nghiệp vụ của kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm mất nhiều thời gian khiến cho việc hoàn thuế cũng kéo dài. Điều này ảnh hưởng đến đồng vốn làm ăn của DN nhập khẩu thủy sản.
Tồn tại những chính sách ban hành khơng sát với thực tiễn, gây khó khăn cho khâu tổ chức thực thi chính sách, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thấp. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến dẫn đến hậu quả, chính sách vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, hoặc khơng có hiệu lực thi hành trong thực tiễn. Ví dụ
ở Thông tư (TT) 06, không phải lấy mẫu xét nghiệm với các sản phẩm thuỷ sản đã bỏ nội tạng được xử lý nhiệt; ướp muối, phơi khơ, hun khói hoặc bảo quản đơng lạnh dưới -180C sau thời gian ít nhất 7 ngày (trong q trình vận chuyển, nhiệt độ phải duy trì tối thiểu -180C). Thủy sản và các sản phẩm thủy sản sử dụng làm nguyên liệu chế biến thực phẩm cũng không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh. Nhưng đến TT26 năm 2016, sau khi được “nâng cấp” từ TT06 thì danh mục phải kiểm dịch đã bao gồm “sản phẩm động vật thuỷ sản ở dạng
92
tươi sống, sơ chế, đông lạnh, ướp lạnh (bao gồm cả động vật thuỷ sản đã chết ở dạng nguyên con) và cả các sản phẩm động vật thuỷ sản ướp muối, sản phẩm đã qua xử lý (phơi khơ, sấy khơ, hun khói). Thậm chí cả các sản phẩm động vật thuỷ sản ở dạng chế biến, đóng hộp, dầu cá”. Cuối cùng đến TT36 hiện đang áp dụng, cơ bản những điều của TT26 lại được đưa vào thêm việc đánh giá sản phẩm động vật thuỷ sản có nguy cơ cao là sản phẩm động vật thuỷ sản ở dạng sơ chế, tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh.
Nguyên nhân của những chính sách này thường là do các nhà hoạch định chính sách chưa đo lường được những hạn chế, bất cập khi đưa chính sách vào thực tiễn. Một số chính sách có ý nghĩa thực tiễn thì lại chưa có đủ chế tài để áp dụng dẫn đến tình trạng người dân tn thủ khơng nghiêm và chính sách sớm bị rơi vào quên lãng.
Đặc biệt là khâu phân công, phối hợp thực hiện chính sách chưa hợp lý, cịn biểu hiện cục bộ, khơng đề cao trách nhiệm, tinh thần phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong tổ chức thực hiện chính sách. Thực tế thực thi chính sách cho thấy, hầu hết các cơ quan thực thi chính sách tìm cách thu hút lợi thế tối đa, ít chú trọng đến lợi ích chung; hoặc cịn tồn tại bất cập trong phân cơng, phối hợp thực thi chính sách giữa các cơ quan.
Trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống, con người luôn là nhân tố quyết định. Trong các giải pháp để đẩy mạnh việc thực thi chính sách xuất khẩu, giải pháp nâng cao nhân thức, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể thực thi là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu.
Sự phối hợp của các chủ thể thực thi chính sách đóng vai trị quan tọng trong thực thi chính sách nói chung và chính sách xuất khẩu nói riêng, tránh chồng chéo, minh bạch, rõ ràng và hiệu quả trong thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là việc cấp bách nên làm.
93
Tiểu kết chương 2
Với mục tiêu là làm rõ thực trạng thực thư chính sách xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản để làm nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp cho Chương 3, trong Chương 2 luận văn đã trình bày những nội dung sau:
- Tổng quan hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
- Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
giai đoạn 2009-2019.
- Chương 2 cũng làm rõ thực trạng triển khai thực hiện các chính sách xuất khẩu của thuỷ sản sang Nhật Bản của Việt Nam; đánh giá kết quả thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản; những vấn đề đặt ra về thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI
CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN 3.1. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hiện nay
Quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản được đánh giá đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao, phát triển tốt đẹp và toàn diện.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số hai (tính theo số lũy kế năm 2020), đối tác thương mại lớn thứ tư, đối tác đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam.
Dấu ấn hợp tác của hai nước ghi đậm trong rất nhiều lĩnh vực, từ nơng nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác lao động, giáo dục, du lịch, hợp tác giữa các địa phương và gần đây nhất là hợp tác phòng chống Covid-19.
Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 đạt 39,6 tỷ USD (giảm 0,6% so với năm 2019), trong đó, nhập khẩu đạt 20,34 tỷ USD (tăng 4,1% so với năm 2019), xuất khẩu đạt 19,28 tỷ USD (giảm 5,1% so với năm 2019) [21].
Cả năm 2020, Nhật Bản có 196 dự án cấp mới, 94 dự án tăng vốn và 416 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng vốn đầu tư là 1,649 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu trong công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ, bất động sản…[5]
Đặc biệt, hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các tập đồn kinh tế lớn đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam và đang có kế hoạch mở rộng quy mơ phát triển [5].
95
Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với khoảng 160.000 người.
Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức. Nhật Bản là một trong những nước thực hiện viện trợ khơng hồn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực này. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện hơn 82.000 người, đứng thứ hai tại Nhật Bản.
Nhật Bản cũng là một trong những nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam. Năm 2020, có 308.211 lượt khách Nhật Bản vào Việt Nam (giảm 78,7% so với năm 2019) [22].
Nhật Bản còn là đối tác viện trợ phát triển chính thức ODA quan trọng, là nước cung cấp vốn vay bằng đồng Yen cho Việt Nam lớn nhất, với tổng giá trị vay cho đến 12/2019 là 2.578 tỷ Yen, tương đương khoảng 23,76 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng vốn ký kết vay nước ngồi của Chính phủ [5].
3.2. Dự báo thị trường thủy sản Nhật Bản
Thị trường Nhật Bản và xu hướng tiêu dùng
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá và thủy sản lớn thứ ba trên thế giới với giá trị nhập khẩu lần lượt là 15,6 tỷ USD và 2,5 triệu tấn trong năm 2019. Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 3,1% do nhập khẩu tăng từ 13,8 tỷ USD lên 15,6 tỷ USD vào năm 2015, tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu giảm tăng -0,2% so với năm 2015 [43].
Các sản phẩm thủy sản và cá nhập khẩu hàng đầu vào Nhật Bản là tôm đơng lạnh và tơm có giá trị đạt 1,4 tỷ USD, 0,1 triệu tấn, tiếp theo là philê cá ngừ đông lạnh 808,6 triệu USD, 0,1 triệu tấn và cá hồi Thái Bình Dương đơng lạnh trị giá 720,4 triệu USD 0,1 triệu tấn vào năm 2019 [42].
96
Người tiêu dùng Nhật Bản nói chung có ý thức về sức khỏe. Thị trường thực phẩm và đồ uống Nhật Bản tiếp tục tập trung vào các sản phẩm chức năng, tốt cho sức khỏe và dinh dưỡng. Một lĩnh vực ngày càng tăng của nhu cầu mới là các phương pháp tiếp cận sáng tạo đối với thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho người già và dân số già.
Mức tiêu thụ cá và hải sản bình quân đầu người (kg) của Nhật Bản đã giảm −0,7% trong giai đoạn 2016 - 2019 và dự báo sẽ tiếp tục giảm −0,4% trong giai đoạn 2020 – 2023 [41]. Ngồi ra, chi tiêu bình qn đầu người cho cá và hải sản (USD) đã tăng 0,5% CAGR trong lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục đạt CAGR ở mức 1,2% vào năm 2023. Doanh thu bán lẻ cá và hải sản đạt 8,8 tỷ USD vào năm 2019 dự kiến tăng 0,5% lên 9,1 tỷ USD vào năm 2024, trong khi khối lượng bán lẻ đã giảm -0,9% từ năm 2019 đến năm 2019 và dự báo sẽ giảm thêm -0,7% vào năm 2024 [41]. Doanh thu dịch vụ ăn uống của cá và hải sản ở Nhật Bản cũng tương tự dự kiến tăng 1,3% từ 11,3 tỷ USD năm 2019 lên 11,9 tỷ USD vào năm 2023. Mức tiêu thụ cá và hải sản ở Nhật Bản ở nữ giới (50,5%) cao hơn nam giới (49,5%), có trình độ trung học phổ thơng (32,9%) và những người sống ở thành thị (99,5%) so với nông thôn (0,5%) [40].
Hiện nay, thế hệ trẻ tuổi tại Nhật Bản đã bắt đầu tiêu dùng cá và các sản phẩm thủy sản ít hơn mà thay vào đó họ ưa chuộng các sản phẩm từ thịt và các sản phẩm đã chế biến sẵn để ăn. Tổng mức tiêu thụ cá và hải sản tính theo kg bình qn đầu người đã giảm nhẹ −0,7% từ năm 2016 đến năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm −0,4% trong giai đoạn dự báo, cho thấy giá mỗi kg sẽ