3.4. Giải pháp thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang Nhật
3.4.5. Giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sảnViệt
Nhật Bản là một trong số những thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta mới chủ yếu khai thác thị trường này dựa trên
112
quy mô xuất khẩu. Để gia tăng năng lực cạnh tranh, nhất là gia tăng giá trị các mặt hàng xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của thị trường:
+ Thứ nhất: Chuyển đổi giống phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản chuyển từ tơm sú sang tơm chân trắng. Do đó, chúng ta cũng cần thích ứng bằng cách chuyển đổi sản phẩm. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (với văn bản 45/2010/TT-BNNPTNT; văn bản 4835/QĐ-BNN-TCTS ban hành ngày 24/11/2015) và một số địa phương như Bến Tre (với văn bản 08/2016/QĐ- UBND) Cà Mau (với văn bản 60/KH-UBND ban hành 15/6/2018), Bạc Liêu (với văn bản 01/2019/QĐ-UBND ban hành ngày 5/1/2019)... đã chú ý tới việc nuôi trồng tôm chân trắng. Tuy nhiên, việc triển khai, áp dụng các chương trình, kế hoạch cần có những lộ trình cụ thể để vừa gia tăng số lượng, vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắt khe từ phía bạn.
+ Thứ hai, xây dựng phương án đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất các mặt hàng chủ lực vào thị trường Nhật như: cá tra, tôm, cá ngừ… Phát triển các giống sạch bệnh, giống kháng bệnh, thích nghi tăng trưởng nhanh, tăng cường nghiên cứu về dinh dưỡng thủy sản, phát triển nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất trong ni trồng thủy sản hiện nay. Đây là cơ sở giúp chúng ta có thể cạnh tranh về giá cả với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…
+ Thứ ba, tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu. Trong các hội thảo cần mời các chuyên gia người Nhật hoặc am hiểu thị hiếu người tiêu dùng, am hiểu chính sách
113
nhập khẩu của Nhât để có những định hướng đúng đắn cho các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Nhật.
- Hiện đại hóa hình thức đánh bắt theo tiêu chuẩn hiện đại:
+ Thứ nhất, liên kết với các doanh nghiệp của Nhật Bản hay các quốc gia phát triển về thủy sản để hình thành cơng nghệ đánh bắt, hiện đại hóa tàu cá, các công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất, chất lượng khai thác. Cá ngừ đại dương là mặt hàng được thị trường Nhật Bản ưa chuộng và có giá trị cao Tuy nhiên, cá ngừ khơng phải là loại thủy sản có thể ni trồng mà cần thơng qua hoạt động đánh bắt. Công nghệ đánh bắt và chế biến cá ngừ đại dương của Việt Nam cịn hạn chế do đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển xuất khẩu của mặt hàng này. Để giải quyết vấn đề trên, một số tỉnh của Việt Nam có tiềm năng về cá ngừ đại dương đã liên kết với các công ty, tổ chức của Nhật Bản để phát triển công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương. Từ tháng 9/2015 – 4/2017, tỉnh Bình Định đã phối hợp với phía Nhật Bản để mua sắm ngư cụ, thuê chuyên gia hướng dẫn ngư dân kỹ thuật đánh bắt và bảo quản cá ngừ. Cá được đánh bắt theo cách thức này đã được bán đấu giá với giá trị ngang bằng cá của các nước khác như Indonesia, Philippin [29]. Cho đến nay, Bình Định đã xây dựng được bốn mơ hình đánh bắt, bảo quản, chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản. Chính vì có các mơ hình này, nên hiệu quả đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu của Bình Định phát triển hơn so với các tỉnh khác thuộc Nam Trung Bộ.
+ Thứ hai, nghiên cứu, đầu tư, mua sắm các ngư cụ hiện đại để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản. Mực nang và bạch tuộc là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản nhập khẩu mặt hàng này từ 11 quốc gia, trong đó nguồn cung lớn nhất là từ Trung Quốc (81%), Việt Nam (9,5%), Thái Lan (4,8%) [30]… Nhìn vào con số trên
114
có thể thấy, mặc dù là nước xuất khẩu mực và bạch tuộc lớn thứ hai sang Nhật Bản nhưng so với Trung Quốc, tỷ trọng mặt hàng này của Việt Nam còn rất hạn chế. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy tiềm năng xuất khẩu mực và bạch tuộc vào thị trường Nhật còn rất lớn. Để phát triển nguồn cung mực nang và bạch tuộc, thay vì sử dụng các phương pháp đánh bắt truyền thống như lưới rê 3 lớp, chất độc… cần tiến hành nhập khẩu, sản xuất và sử dụng các loại lồng bẫy kiểu mới từ Hàn Quốc, Đài Loan. Các loại lồng bẫy này vừa đảm bảo khai thác hiệu quả, vừa giúp bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm:
Chính phủ Nhật Bản ln đưa ra những yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu trong đó có thủy sản. Ví dụ, thời điểm năm 2016, EU quy định tổng dư lượng kháng sinh Enrofloxacin và Ciprofloxacin (dẫn xuất của Enrofloxacin) trong sản phẩm thủy sản là 0,1 mg/kg. Trong khi đó, Nhật Bản quy định con số này là 0,01mg/kg, thấp hơn 10 lần so với EU. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm của thị trường Nhật Bản, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể:
+ Thứ nhất, Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cần có sự nghiên cứu, trao đổi, vận động phía Nhật Bản, cụ thể là Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản để tháo gỡ những rào cản kỹ thuật chưa thực sự hợp lý đối với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
+ Thứ hai, đàm phán để phía Nhật Bản cơng nhận/ từng bước cơng nhận hoặc chúng ta có những điều chỉnh phù hợp để bạn công nhận các hệ thống kiểm sốt chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm thủy sản của NAFIQAD - Cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Người tiêu dùng Nhật Bản rất tín nhiệm hàng hóa có dấu JAS (Japan Agricultural Standards) -
115
Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng nơng, lâm sản (quy định các tiêu chuẩn về chất lượng và quy tắc ghi nhãn) hoặc dấu JIS (Japan Industrial Standards) - Tiêu chuẩn hoá các mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cấp. Hiện ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào được METI công nhận. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tốn rất nhiều chi phí xin dấu chất lượng của METI. Vì vậy, nếu giải pháp này trở thành hiện thực sẽ đem lại hiệu quả rất tích cực cho viếc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật.
+ Thứ ba, các cơ quan hữu trách đặc biệt là cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Cục quản lý Chất lượng nông sản và Thủy sản, các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng… cần nhanh chóng và kịp thời cập nhật những thơng tin về các quy định của chính phủ và các bộ, ngành có liên quan của Nhật Bản về yêu cầu chất lượng sản phẩm, vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật… từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về các quy định của pháp luật, các hàng rào kỹ thuật, các thơng tin về thị trường Nhật Bản. Ví dụ tháng 02/2021, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã công bố Sổ tay Quy định nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Những tài liệu dạng này có ý nghĩa rất lớn trong việc giải đáp thắc mắc và hướng dẫn các doanh nghiệp có sự chuẩn bị đầy đủ và thích hợp để khai thác thị trường Nhật Bản.
+ Thứ tư, trên cơ sở nguồn cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường Nhật Bản, cần tiến hành thông tin, phổ biến, tập huấn cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản, doanh nghiệp chế biến thủy sản để tất cả cùng nắm được thông tin và có những bước đi đúng đắn, hiệu quả.
+ Thứ năm, phổ biến rộng rãi các hệ thống tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản đến các doanh nghiệp có liên quan: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm sốt điểm tới hạn (HACCP) áp dụng cho nhà máy chế biến hải sản; tiêu chuẩn an toàn chất lượng thực phẩm SQF 2000; tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
116
thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu (Globle GAP); thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP); Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC); Hội đồng quản lý biển (MSC) cho sản phẩm khai thác… Có chính sách giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản từng bước tiếp cận và chuẩn hóa các tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Thứ sáu, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ công tác chế biến thủy sản. Nguồn nhân lực cần được đào tạo phải phù hợp với trình độ cơng nghệ, nắm vững và sử dụng tốt máy móc thiết bị hiện đại, có kiến thức và hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất, thu mua, vận chuyển cho đến bảo quản và chế biến
- Hỗ trợ về chính sách thuế, tín dụng đối với các doanh nghiệp (hộ gia đình) ni trồng, chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu.
+ Thứ nhất, hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đối với thị trường Nhật Bản. Hiện tại, dựa trên văn bản hợp nhất của Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp số 14/VBHN-VPQH ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2020, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng mức thuế ưu đãi là 10%; doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy sản khơng thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng mức thuế 15%; doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất ngư nghiệp; sản xuất, tinh chế thức ăn thủy sản được hưởng mức thuế là 20% trong 10 năm. Theo chúng tôi, quy định này không thực sự hiệu quả bởi trên thực tế tại những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển ngành thủy sản hầu như vô cùng thiếu thốn, do đó cần giảm mức thuế ưu đãi hơn nữa mới có thể thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào những vùng này. Tương tự như vậy, với các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, chế biến thức ăn phục vụ cho sản xuất ngư nghiệp, những đóng góp của các doanh
117
nghiệp này khơng chỉ đem lại giá trị cho riêng ngành thủy sản mà còn giải quyết vấn đề lao động việc làm cho và nhiều ngành hữu quan do đó nên điều chỉnh mức thuế hoặc thời gian áp dụng mức thuế hiện hành.
+ Thứ hai, chính sách về thuế nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản.
Như đã trình bày ở chương 1, một trong những kinh nghiệm của các nước có thế mạnh về xuất khẩu thủy sản như Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan đó là bên cạnh việc chủ động nguồn nguyên liệu, họ sẵn sàng nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ Việt Nam hay các nước khác để chế biến sau đó tái xuất khẩu. Lợi nhuận thu được là giá trị gia tăng của quá trình chế biến. Việt Nam cũng cần học hỏi mơ hình này. Căn cứ trên Nghị định hiện hành số 122/2016/NĐ- CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, chúng tơi thấy Chính phủ có thể điều chỉnh một số mức thuế cụ thể để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam (nếu các doanh nghiệp chứng minh được mục đích của mình). Chúng tơi lấy ví dụ về trường hợp cá ngừ - mặt hàng được thị trường Nhật Bản ưa chuộng. Đối với cá ngừ còn sống, mức thuế suất nhập khẩu là 20% cho tất cả các loại; với cá ngừ tươi, ướp lạnh, mức thuế suất chung là 15%, riêng cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa là 20%; với cá ngừ đông lạnh, mức thuế suất dao động từ 12% (cá ngừ vây dài) đến 20% (cá ngừ mắt to). Để có thể khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu và chế biến mặt hàng này (vì thực tế sản lượng khai thác của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Nhật Bản), chính phủ có thể giảm mức thuế nhập khẩu để các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này.
+ Thứ ba, có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với những công nghệ hiện đại, thiết bị tân tiến để phát triển công nghiệp chế biến, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu.
+ Thứ tư, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam đã được ban hành từ năm 1993 do đó, các cơ quan chức năng cần kịp thời cập nhật tình hình thực tiễn để có những điều chỉnh kịp thời. Đề từ đó đưa ra được những định mức thuế vừa đảm bảo nguồn lợi quốc gia, vừa thúc đẩy được hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuê đất mặt nước để nuôi trồng thủy sản phục vụ xuất khẩu.
+ Thứ năm, các cơ quan chức năng cần có những hướng dẫn, giải pháp cụ
thể để việc thực thi các chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ xuất khẩu thủy sản đạt được hiệu quả cao. Những năm vừa qua, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách như Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản thơng qua hợp đồng… Tuy nhiên, trong thực tế, giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2019, so với cho vay truyền thống ngành Thủy sản, doanh số giải ngân cho tín dụng theo chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh thủy sản hiện chiếm tỷ lệ nhỏ, dao động từ 0,12% đến 0,69% [33]. Để giải quyết tình trạng này, cần những giải pháp từ phía các tổ chức tín dụng như: hồn thiện khung khổ pháp lý, bổ sung cơ chế… cũng như từ phía các doanh nghiệp (hợp tác xã, hộ ngư dân) tham gia hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu như: sử dụng vốn đúng mục đích, có trách nhiệm…
+ Thứ sáu, mở rộng nguồn tín dụng phục vụ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Khơng chỉ dựa vào nguồn tín dụng trong nước, Việt Nam có thể tận dụng nguồn tín dụng từ nước ngồi, nhất là các đối tác truyền thống, thân thiết, có thế mạnh trong lĩnh vực thủy sản. Ví dụ, từ cuối năm 2019, Hiệp hội Ni biển Việt Nam đã có đề xuất tiếp cận Chương trình tín dụng xuất khẩu của Na Uy. Chương trình này sẽ cho vay trong khoảng từ 8,5 -10 năm với lãi suất rất thấp. Điều kiện để được vay tín dụng của quỹ là phải mua cơng nghệ hoặc thiết bị của Na Uy với giá trị tối thiểu bằng 30% khoản vay và phải được sự
bảo lãnh của Cơ quan Bảo lãnh Tín dụng Xuất khẩu Na Uy và của một ngân hàng thương mại. Nếu thực hiện được chương trình này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ ngư dân vay vốn tín dụng của nước ngồi để đầu tư mới hoặc nâng cấp, áp dụng công nghệ tiên tiến cho các cơ sở nuôi trồng