7. Kết cấu của luận văn
1.2. Những vấn đề lý luận về cải cách thủ tục hành chính
1.2.2. Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính
Thứ nhất, phải thực hiện cải cách TTHC theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng:
Trong hệ thống chính trị của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo hành chính Nhà nước trước hết bằng các Nghị quyết đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Và căn cứ vào đó, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm thực hiện đường lối chủ trương của Đảng. Do vậy, cải cách TTHC phải thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng. Nghị quyết Đại hội VII, Đảng xác định tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước và đề ra những nhiệm vụ về sửa đổi hiến pháp, cải tiến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương cần phải “cải cách bộ máy hành chính, kiện tồn các cơ quan lập pháp để thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của nhà nước” [3]. Chiến lược cũng nêu “trọng
chính và quản lý hành chính nhà nước thơng suốt, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu quả” [3]. Điểm nổi bật trong nhiệm kỳ XII là việc đổi mới hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị được làm rất mạnh mẽ, có thể nói như một “cuộc đổi mới” về tổ chức… “bảo đảm hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương hoạt động thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả” [45]. Đồng thời tiếp tục cải cách TTHC xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng…
Thứ hai, phải thực hiện cải cách TTHC theo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước:
Bất kỳ nhà nước nào cũng sử dụng công cụ pháp luật để điều hành xã hội, xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội. Do vậy, cải cách TTHC phải thực hiện đúng chính sách, pháp luật vì hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp, Luật pháp, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm về tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước và tài phán hành chính. Cải cách TTHC là bộ phận của hành chính nói chung.
Ở Việt Nam, Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân đang trong tiến trình cải cách tổng thể nền hành chính, trong đó có cải cách TTHC trên cơ sở pháp luật, từ việc xây dựng, ban hành các TTHC đến việc tổ chức thực hiện, cải cách TTHC. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, nhà nước ta thực hiện cải cách hành chính, TTHC theo hệ thống văn bản như:
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 (Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ); đặc biệt, ngày 15/7/2021 Chính phủ đã có Nghị quyết 76/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030.
- Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước”.
- Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định chế độ báo cáo định kỳ của cơ quan hành chính nhà nước.
- Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước...
Cải cách TTHC được thực hiện theo các văn bản như:
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Thơng tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phịng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP.
- Quyết định số 1291/QĐ-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại trung tâm phục vụ hành chính cơng cấp tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã.
- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử, theo đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành toàn bộ hoặc một số bước thực hiện thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết cơng việc bằng phương tiện điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến. Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thơng qua việc ứng dụng công nghệ thông tin”.
- Quyết định 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Nghị quyết số 76/NQ-CP Ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu: “Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà sốt, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau”. Nhiệm vụ:
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đất đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế, hải quan, cơng an,... và các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn.
Thực hiện các văn bản nói trên, nhiều văn bản của các cấp, các ngành cũng được ban hành triển khai các nội dung về cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC theo phạm vi và thẩm quyền của mình.
Ví dụ: Cơng văn số 1725/BTTTT-ƯDCNTT ngày 04/6/2010 của Bộ Thông tin truyền thông hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho hệ thống một cửa điện tử; Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND 04/9/2020 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 5743/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2021 của thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 136/KH-UB ngày 01/6/2021 của
UBND Thành phố Hà Nội về cải cách hành chính nhà nước của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.
Thứ ba, cải cách TTHC phải thực hiện đầy đủ, đồng bộ, hiện đại:
TTHC có tính phổ biến, tính đa dạng phong phú, tính lịch sử cụ thể, cải cách TTHC khơng chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một quận, một cấp chính quyền, mà cịn liên quan đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với nhà nước. Do công nghệ là cái không ngừng phát triển. Bởi vậy, khi điều kiện kinh tế thay đổi, những TTHC cũ trở nên lạc hậu, lỗi thời, hay nói cách khác trong mối quan hệ giữa tiến trình phát triển kinh tế với TTHC thì kinh tế là cái biến đổi trước, TTHC là cái biến đổi sau. Do vậy, cải cách TTHC chính là làm cho TTHC phù hợp với tiến trình phát triển của cơng nghệ. Phải bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong hoàn cảnh mới, nghĩa là phải theo kịp được tiến trình phát triển của xã hội. Cải cách TTHC chính là làm cho TTHC phù hợp với bối cảnh và yêu cầu hiện đại.
Cải cách TTHC mang tính đồng bộ, hiện đại thì khơng chỉ cơng khai, minh bạch TTHC mà cịn phải rà sốt, đơn giản hóa TTHC, tập trung kiến nghị loại bỏ những quy định, những thủ tục không phù hợp, không cần thiết, gây phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định về cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng, cấp các loại giấy phép, đơn giản hóa trình tự thực hiện, giảm thời gian, thành phần hồ sơ.
Thứ tư, cải cách TTHC phải thực hiện thể chế kiểm sốt thủ tục hành chính:
u cầu của nền hành chính hiện đại là việc đưa ra các quy định để quản lý, nhưng nếu khơng thực hiện kiểm tra, kiểm sốt thì việc đưa các quy định đó vào thực tiễn hoạt động sẽ khơng có hiệu quả. Cải cách TTHC phải thực hiện thể chế về TTHC bởi thể chế là văn bản pháp luật, là cơ sở pháp lý để kiểm soát việc cải cách TTHC, xem việc cải cách TTHC có phù hợp các quy phạm pháp luật hay
không. Muốn cải cách TTHC đúng pháp luật thì cần nắm bắt tình hình triển khai hoạt động kiểm soát TTHC để kịp thời hướng dẫn thực hiện có hiệu quả; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, sai sót trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết TTHC và báo cáo các cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, có biện pháp xử lý đối với những trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong tiếp nhận, giải quyết TTHC. Đề xuất, báo cáo các cấp có thẩm quyền để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi sai trái, thực hiện không đúng với chỉ đạo, quy định về cơng tác kiểm sốt TTHC, cải cách TTHC. Nâng cao nhận thức của cán bộ, cơng chức, viên chức trong việc thực hiện kiểm sốt TTHC, cải cách TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn quận. Cơng tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cơng khai, minh bạch, khơng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, địa phương khi được kiểm tra. Có kết luận rõ ràng, cụ thể những vấn đề tổ chức triển khai cơng tác kiểm sốt TTHC, cải cách TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như những kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp có liên quan.
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực
hiện hoạt động kiểm soát TTHC theo các văn bản của Trung ương và thành phố. Thực hiện công bố, công khai danh mục TTHC của cấp tỉnh, quận - huyện, xã - phường theo văn bản QPPL quy định. Giải quyết TTHC và việc tuân thủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng. Rà sốt, đánh giá TTHC; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính. Cơng tác truyền thơng về hoạt động kiểm sốt TTHC và việc thực hiện chế độ thơng tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC.
Thứ năm, từng bước ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào cải cách TTHC:
Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã và đang tác động tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Người dân và doanh nghiệp bức thiết địi hỏi bộ máy hành chính cũng phải thực sự đổi mới, ứng dụng cơng nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thì mới đáp ứng được
yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Trước yêu cầu của thời đại công nghệ 4.0, cải cách nền hành chính nói chung, cải cách TTHC nói riêng cần đáp ứng yêu cầu của quản lý đồng thời phù hợp với điều kiện phát triển chung, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào cải cách TTHC là hết sức cần thiết.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu xây dựng, phát triển chính phủ - chính quyền điện tử hướng tới chính phủ - chính quyền số ở Việt Nam, tiến trình cải cách TTHC cần phải từng bước đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương thức làm việc, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu, tăng cường xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý cơng việc. Phát triển, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống một cửa điện tử các cấp là nhiệm vụ cấp bách. Nếu không thực hiện các TTHC theo hướng 4.0 thì chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để giải quyết các TTHC cho người dân và các doanh nghiệp đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế.