7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và quan tâm đến
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ lần thứ VI của quận Cầu Giấy về công tác cải cách TTHC “Cải cách hành chính là trọng tâm là bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương” [5, tr.60], UBND quận Cầu Giấy xác định cải cách TTHC luôn được quan tâm và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xun suốt trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước. Để thực hiện tốt cơng tác này thì quận Cầu Giấy phải “Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, thực hiện có hiệu quả chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới” [5, tr.113]. Một số nội dung cụ thể như:
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp quận và phường. Cụ thể: Tăng cường các đợt tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt nâng cao trình độ tin học để cơng chức có thể khai thác ứng dụng cơng nghệ thơng tin phục vụ tốt cho công việc; trang bị kỹ năng về giao tiếp hành chính, kỹ năng xử lý giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực thi cơng vụ.
- UBND quận phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của đơn vị, xây dựng vị trí việc làm để bố trí đủ số lượng cơng chức chun mơn cấp phường. Ngồi căn cứ vào các tiêu chí cụ thể về đơn vị hành chính (số lượng dân cư, mật độ dân số, diện tích... ) thì số lượng hồ sơ, yêu cầu cần giải quyết của người dân cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để sắp xếp, bố trí số lượng cơng chức cho phù hợp.
- Cần có giải pháp để cán bộ cơng chức ở bộ phận một cửa làm việc có tính chun nghiệp hơn, tránh tình trạng ln chuyển thường xuyên giữa các đơn vị. Bên cạnh đó, cần có sự chuẩn hóa bằng các quy định cụ thể về việc tiếp nhận hồ sơ, không nên “cứng nhắc” cơng chức ở lĩnh vực nào thì chỉ nhận hồ sơ, giải quyết yêu cầu của người dân của lĩnh vực đó.
- Tổ chức tập huấn chuyên sâu về đánh giá tác động TTHC cho đội ngũ cơng chức kiểm sốt TTHC, cơng tác xây dựng văn bản QPPL, công tác thẩm
định văn bản QPPL một cách thường xuyên, với hình thức đa dạng, tập trung nhiều vào các bài tập thực hành thay vì chỉ tập huấn về lý thuyết. Tăng cường vai trò hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá tác động TTHC của cơ quan pháp chế, cơ quan kiểm soát TTHC với các cơ quan, đơn vị trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Cần có quy định phù hợp hơn với thực tiễn, có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức tại bộ phận một cửa để họ yên tâm, tận tình với cơng việc, cũng như có thể thu hút được những người có trình độ cao. Nhân sự của bộ phận “một cửa” thuộc văn phòng HĐND và UBND quận là cán bộ, cơng chức có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ và phải kiêm nhiệm công tác tiếp công dân nên sức ép công việc rất cao so với các bộ phận khác. Do đó, cần có những cơ chế đãi ngộ đối với lực lượng này; có chính sách về tiền lương và chế độ chính sách phụ cấp khác mang yếu tố động viên, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức, tránh tình trạng vì lý do cơng tác tại bộ “một cửa” mà những quyền lợi cụ thể, hợp pháp của cán bộ, cơng chức bị giảm đi. Ngồi ra, cần bổ sung các tiêu chí về đánh giá cơng chức và thi đua khen thưởng thường xuyên hoặc đột xuất đối với việc thực hiện các nhiệm vụ tại bộ phận “một cửa” cũng như các nhiệm vụ về thực hiện cải cách TTHC. Từ đó, gắn vai trị của cải cách TTHC đối với nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản lý nhà nước trên địa bàn quận Cầu Giấy.