Cấu trúc của nó khá tương đồng với khối u nhỏ thực tế hoặc khối u di căn nhỏ in vivo cả về cấu trúc lẫn chức năng. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu ung thư thực nghiệm. Khắc phục những nhược điểm Chúng được sử dụng để sàng lọc thuốc vì cho phép phân tích các ảnh hưởng của mối liên hệ 3 chiều với hoạt tính thuốc ở mô hình thực nghiệm in vitro, không khó khăn như việc nuôi cấy cơ quan. Mô hình sinh trưởng của Spheroid được mô tả là có vành ngoài là vùng các tế bào tăng sinh, vùng bên trong gồm các tế bào yên lặng và cũng giống với khối u thực tế thì vùng trong cùng của Spheroid là vùng gồm các tế bào đã chết (24, 27).
Hình 1.3: Cấu trúc khối u in vitro
Vùng tăng sinh
Vùng yên lặng
Về mặt chức năng cũng có sự tương đồng của khối cầu đa bào Spheroid với khối u in vivo, bởi vì nghiên cứu cho thấy sự kháng nhiều loại thuốc và chống chịu với bức xạ cũng có thể đạt được ở mô hình nuôi cấy 3 chiều. Sự thực rằng khả năng chống chịu bị mất đi khi nuôi cấy tế bào đơn lớp nhưng lại được tái thiết lập lại ở Spheroid, điều này đã gợi ý rằng nuôi cấy tế bào 3 chiều có ảnh hưởng cơ bản đến tập tính của tế bào. Những nguyên nhân của hiện tượng đó có thể do là do: áp lực thiếu oxy (hypoxic stress) của các tế bào phía trong của Spheroid, thứ hai là hình dạng nhân đặc hiệu và cách đóng gói ADN trong tế bào, ba là sự liên hệ tế bào – tế bào, và bốn là tương tác tế bào – môi trường. Tất cả 4 nguyên nhân trên đã gây ảnh hưởng đến sự biểu hiện gen của tế bào nuôi cấy.
Mặc dù giống với các khối u in vivo hơn so với nuôi cấy lớp đơn, nhưng sự đại diện đến mức độ nào cho các đặc điểm khối u in vivo thì cần phải được thể hiện đối với mỗi hệ thống Spheroid riêng lẻ. Khả năng ứng dụng của các kết quả còn tùy thuộc vào từng dòng tế bào do chúng liên quan sự hình thành Spheroid của các dòng tế bào khác nhau, với một dãy các nhân tố và điều kiện sinh trưởng cho các thí nghiệm. Mặc dù còn một số hạn chế, Spheroid thể hiện như một mô hình khối u có giá trị cao cho phép có được sự mô tả đặc điểm của các liệu pháp điều trị gây độc tế bào dưới những điều kiện mà một phần giả lập được vi môi trường của khối u thực sự. Các kết quả thu được khi sử dụng Spheroid để nghiên cứu có thể được kiểm nghiệm trên các mô hình động vật thí nghiệm và mẫu bệnh tình nguyện (17).
Với những đặc tính tương tự khôi u in vivo như vậy nên Spheroid được chúng tôi chọn làm trong thí nghiệm này nhằm kiểm tra khả năng thu hút đại thực bào đi vào bên trong của khối u.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU