Vị trí bật công tắc đèn báo rẽ

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe phục vụ giảng dạy sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 30)

Cơng tắc đèn báo rẽ được bố trí chung với công tắc tổ hợp nằm dưới tay lái bên trái, để bật công tắc báo rẽ người lái chỉ cần đẩy công tắc đèn báo rẽ đi xuống (để rẽ trái) hoặc đi lên (đễ rẽ phải). Tín hiệu sẽ tự động được hủy bỏ sau khi trả vô-lăng, nếu đèn báo rẽ vẫn tiếp tục chớp sau khi trả vơ-lăng thì dùng tay gạt cơng tắc về vị trí ban đầu. Đèn chỉ báo tín hiệu rẽ trên đồng hồ táp-lô sẽ nhấp nháy tương ứng khi vận hành cơng tắc để chỉ báo đèn tín hiệu nào đang hoạt động.

Hình 2.10: Cơng tắc đèn báo nguy

Công tắc đèn báo nguy (hay cịn gọi cơng tắc Hazard). Để kích hoạt chế độ này người lái xe chỉ cần nhấn nút màu đỏ hình tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển, ở một số xe khác chế độ này sẽ tự kích hoạt nếu như bị tai nạn hoặc phanh gấp.

14

Sơ đồ mạch điện đèn báo rẽ và báo đèn báo nguy

15

16

Nguyên lý hoạt động: Khi công tắc đèn báo rẽ hoạt động, các công tắc bộ nháy

đèn bật làm cho đèn báo rẽ bên trái hoặc bên phải hoạt động làm cho đèn nhấp nháy. Để báo cho người lái biết hệ thống đèn báo rẽ đang hoạt động một âm thanh được phát ra từ hệ thống này. Hệ thống này sử dụng IC tạo chóp điện tử loại 8 chân.

Khi khóa điện OFF: Ln có dịng điện: Dịng điện đi từ (+) ắc qui  cầu chì

15A  chân B của bộ tạo nháy  có dịng dương (+) chờ. (1)

Khi khóa điện bật ON:

Khi công tắc bật rẽ trái (LH): Khi công tắc đèn báo rẽ được dịch chuyển về bên trái tức về vị trí LH trên cùm cơng tắc, thì cực EL của bộ tạo nháy và mass được nối thơng với nhau. Dịng điện đi tới cực LL và đèn báo rẽ bật bên trái nhấp nháy.

 Chiều dòng điện đi: (+) ắc qui  cầu chì 10A  chân IG bộ tạo nháy  chân EL  tiếp điểm LH cùm công tắc  nối mass (-), làm Transisto dẫn và làm cho dòng (+) từ chân B bộ tạo nháy đi quan cuộn  về mass (-), khi đó tiếp điểm đóng lại và có dịng đi qua chân LL  Đèn báo rẽ trái ( và đèn báo trên táp-lô  về mass (-) làm sáng đèn. Do hoạt động của bộ tạo nháy nên các đèn này sẽ

lúc sáng lúc tắt, tần số đơng ngắt của bộ tạo nháy khoảng 60÷120 lần/phút. Khi cơng tắc bật rẽ sang phải (RH): Khi công tắc báo rẽ dịch chuyển về bên phải thì cực ER của bộ nháy báo rẽ được tiếp mass. Dòng điện đi tới cực LR và đèn báo rẽ bên phải nhấp nháy.

 Chiều dòng điện đi: : (+) ắc qui  cầu chì 10A  chân IG bộ tạo nháy  chân ER  tiếp điểm RH của công tắc báo rẽ  nối mass (-), làm Transisto dẫn và làm cho dòng (+) từ chân B bộ tạo nháy đi quan cuộn  về mass (-), khi đó tiếp điểm đóng lại và có dịng đi qua chân LR  Đèn báo rẽ phải và đèn báo trên

táp-lô  về mass (-) làm sáng đèn. Do hoạt động của bộ tạo nháy nên các đèn này sẽ lúc sáng lúc tắt, tần số đông ngắt của bộ tạo nháy khoảng 60÷120 lần/phút.

17

Đèn báo nguy (đèn hazard): Đèn vẫn hoạt động trong trường hợp chưa bật công tắc máy (chế độ OFF), chỉ cần bật công tắc đèn báo nguy.

Khi bật công tắc đèn báo nguy: Vì ln có nguồn dương (+) chờ (1). Thì cực HAZ của đèn báo rẽ được tiếp mass, làm transistor của cả hai dẫn và có dịng qua cuộn làm hút tiếp điểm cơng tắc. Dòng điện đi tới cả hai cực LL và RL, tất cả các đèn báo rẽ đều nháy.

 Chiều dòng điện đi: (+) ắc qui  cầu chì tổng  cầu chì 15A  chân +B bộ

nháy  các tiếp điểm công tắc bộ tạo nháy  chân LL và RL  đèn báo rẽ trái, phải và đèn báo trên táp-lô  về mass (-) làm đèn sáng.

*Lưu ý: Nếu một bóng đèn báo rẽ bị cháy thì cường độ dịng điện giảm xuống, thì tần số nháy sẽ tăng lên để thơng báo cho người lái biết đèn bị hỏng.

2.3.1.2 Hệ thống đèn báo phanh và đèn báo lùi xe

Đèn báo phanh

Hình 2.13: Vị tri đèn báo phanh

Đèn phanh được xếp vào hệ thống tín hiệu vì đèn báo hiệu cho các xe phía sau khi tham gia giao thông biết là xe phanh để thực hiện tránh và điều hướng. Đèn phanh được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ. Mỗi ơ tơ phải có hai đèn phanh và tự động bật bằng công tắc đặc biệt khi người lái xe đạp bàn đạp phanh, màu quy định của đèn phanh là màu đỏ. Công tắc đèn phanh tùy thuộc vào phương pháp dẫn động phanh (cơ khí, khí nén, dầu) mà có kết cấu kiểu cơ khí hay màng hơi.

18

Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn phanh

19

Nguyên lý hoạt động: Khi ấn bàn đạp phanh cơng tắc đèn phanh bật làm dịng

điện đi qua đèn và đèn sáng.

 Chiều dòng điện đi: (+) ắc qui  cầu chì 10A  tiếp điểm cơng tắc đèn (Stop lamp SW)  đèn thắng trái và phải (R6, R7, C15)  về mass (-) làm đèn sáng.

Đèn báo lùi xe

Hình 2.15: Vị trí đèn báo lùi trên xe

Đèn báo lùi xe được bố trí phía sau xe cùng với cụm đèn hậu và có ánh sáng cao để ban ngày nhìn rõ, màu qui định đèn lùi là màu trắng vàng. Mỗi ơ tơ phải có hai đèn lùi và được bật bằng công tắc khi xe vào số lùi, đồng thời khi xe lùi sẽ phát ra âm thanh để cảnh báo người xung quang cùng với các phương tiện tham gia giao thông.

Hình 2.16: Vị trí cơng tắc đèn báo lùi

Cơng tắc đèn báo lùi được bố trí trên hộp số, khi vào số lùi thì cơ cấu gài số sẽ ấn vào công tắc giúp công tắc bật và đèn sáng. Đối với xe hộp số tự động thì cơng tắc đèn lùi được bố trí bên trong hộp điện tử.

20

Sơ đồ mạch điện đèn báo lùi

21

Nguyên lý hoạt động: Dòng điện (+) ắc qui  tiếp điểm cơng tắc IG/SW 

cầu chì 10A  tiếp điểm công tắc đèn lùi (Back-up Lamp)  về mass (-), làm đèn

sáng và loa phát âm thanh cảnh báo.

2.3.1.3 Hệ thống cịi xe

Cịi xe ơ tô là một trong những chi tiết phụ tùng xe ơ tơ thuộc hệ thống tín hiệu. Người lái xe thường dùng tín hiệu cịi xe để báo cho người tham gia giao thơng về sự có mặt của xe hay hướng dịch chuyển của xe để đảm bảo an toàn. Đây là một trong những hệ thống tín hiệu có tính ứng dụng cao và rất cần thiết khi di chuyển trên đường và tránh các tình huống tai nạn đáng tiếc. Cơng tắc cịi xe nằm trên vơ lăng lái và ngay trung tâm.

Hình 2.18: Vị trí cơng tắc và cịi xe điện

Trên thị trường hiện nay có hai loại cịi chủ yếu là còi điện và còi hơi. Còi điện được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên các dòng xe hiện nay, cịi hơi chỉ sử dụng cho các xe có tải trọng lớn và phát ra âm thanh lớn rất nhiều lần so với còi điện nên chỉ phù hợp sử dụng ngoài khu dân cư và đường quốc lộ.

Còi xe điện được sử dụng rộng rãi hơn so với cịi xe hơi bởi vì hầu hết các loại xe ô tô hay xe tải đều được trang bị 2 đến 3 còi điện. Mạch còi điện thường bao gồm: rơle cịi, cịi điện, ắc quy, cầu chì, khố điện và nút bấm. Khi ấn nút bấm còi, rơ-le

22

cịi sẽ đóng tiếp điểm của rơ-le đưa điện vào còi (như trong sơ đồ sau) để còi hoạt động phát ra âm thanh. Khi ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơ-le mở cắt mạch điện làm cịi khơng tiếp tục kêu.

Hình 2.19: Cấu tạo cịi điện

1 – Loa còi; 2 – Đĩa rung; 3 – Màng thép; 4 – Vỏ còi; 5 – Khung thép; 6 – Trụ đứng; 7 – Tấm thép lò xo; 8 – Lõi thép từ; 9 – Cuộn dây; 10 - Ốc hãm; 11 - Ốc điều chỉnh; 12 – Ốc hãm; 13 – Trụ điều khiển; 14 – Cần tiếp điểm tĩnh; 15 – Cần tiếp điểm động; 16 – Tụ điện; 17 – Trụ đứng tiếp điểm; 18 – Đầu bắt dây còi; 19 – Núm còi; 20 – Điện trở phụ.

Nguyên lý hoạt động:

Khi bật cơng tắc máy và ấn cơng tắc cịi: (+) Ắc qui  cuộn dây  tiếp điểm

KK’ cơng tắc cịi  về mass (-), cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung làm tiếp điểm KK’ mở ra  dòng qua cuộn dây mất  màng rung đẩy lõi thép lên tiếp điểm KK’ đóng lại. Do đó, lại có dịng điện qua cuộn dây lỗi thép đi xuống. Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250÷400 Hz  màng rung tác động vào khơng khí, phát ra tiếng kêu.

23

Tụ điện hoặc điện trở được mắc song song tiếp điểm KK’ để bảo vệ tiếp điểm khỏi bị cháy khi dòng điện đi qua trong cuộn dây bị ngắt (C=0,14 ÷ 0,17𝜇F).

Sơ đồ mạch điện hệ thống còi xe

Hình 2.20: Sơ đồ mạch điện hệ thống cịi xe Toyota Innova 2010

Nguyên lý hoạt động: Khi bật cơng tắc IG/SW và nhấn cơng tắc cịi (Horn SW),

khi đó có dịng qua cuộn dây rơ-le làm đóng tiếp điểm và cịi phát ra âm thanh. Chiều dòng điện đi: (+) ắc qui  cầu chì 10A  cuộn dây rơ-le  về mass (-), khi đó rơ-le hút tiếp điểm. Dịng đi từ (+) ắc qui  cầu chì 10A  cịi thấp tầng

24

2.4 Hệ thống gạt nước – rửa kính

2.4.1 Cấu tạo hệ thống

Hình 2.21: Cấu tạo hệ thống gạt mưa-rửa kính

Gạt nước ơ tơ bao gồm có các bộ phận như: lưỡi gạt mưa, thanh giằng gạt mưa, motor gạt mưa. Trong đó bộ phận lưỡi gạt mưa của ơ tơ cịn được gọi là chổi gạt mưa, lá lúa gạt mưa hay là tay cần gạt mưa,... chính là bộ phận quan trọng đối với hệ thống gạt mưa của xe.

Hệ thống gạt mưa và rửa kính thường bao gồm các bộ phận sau chính sau: Cần gạt nước, Cơng tắc gạt nước và rửa kính, Mơ tơ gạt nước, Mơ tơ rửa kính. Dưới đây là cấu tạo chi tiết của hệ thống. Đối với các xe có hệ thống gạt mưa tự động thì có thêm cảm biến nước mưa và bộ điều khiển gạt mưa.

Cảm biến nước mưa được lắp phía bên trong kính chắn gió, được sử dụng để nhận biết giọt nước hoặc lượng mưa. Tín hiệu cảm biến được gửi bộ điều khiển gạt nước và gạt nước tự động.

25

2.4.1.1 Cần gạt nước

Cấu trúc của gạt nước là một lưỡi cao su gạt nước được lắp vào thanh kim loại gọi là thanh gạt nước. gạt nước được dịch chuyển tuần hoàn nhờ cần gạt .

Hình 2.22: Cấu tạo cần gạt nước

Vì lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lị xo nên gạt nước có thể gạt được nước mưa nhờ dịch chuyển thanh gạt nước. Do lưỡi cao su lắp vào thanh gạt nước bị mòn do sử dụng và do ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường,v.v… nên phải thay thế định phần lưỡi cao su này một cách định kỳ.

26

Cần gạt và thanh gạt nước chuyển động tuần hồn được tạo ra bởi mơ tơ và cơ cấu dẫn động, từ chuyển động xoay của mô tơ biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại nhờ các thanh giằng liên kết với nhau. Có nhiều cách bố trí có cấu dẫn động, tùy vào mỗi hãng xe mà cách bố trí các thanh giằng sẽ khách nhau.

Trên thị trường hiện nay gạt nước có 2 loại gạt nước:

 Gạt nước che một nữa: Gạt nước có thể nhìn thấy một phần gọi là gạt nước che một nữa (ít sử dụng)

 Gạt nước che hoàn tồn: Gạt nước khơng nhìn thấy được gọi là gạt nước che hồn tồn (sử dụng phổ biến)

Hình 2.24: Các loại cần gạt nước

Với gạt nước che hồn tồn nếu nó bi phủ băng tuyết hoặc ở trong điều kiện khác, thì gạt nước khơng thể dịch chuyển được. Nếu cố tình làm sạch tuyết bằng cách cho hệ thống gạt nước hoạt động cưỡng bức có thể làm hỏng mơ tơ gạt nước. Để ngăn ngừa hiện tượng này, phần lớn các mẫu xe có cấu trúc chuyển chế độ gạt nước che hoàn toàn sang chế độ gạt nước che một phần bằng tay. Sau khi bật sang gạt nước che một nữa, cần gạt nước có thể đóng chở lại bằng cách dịch chuyển nó theo hướng mũi tên được chỉ ra trên hình.

27

2.4.1.2 Cơng tắt gạt nước và rửa kính

Mỗi chiếc xe sẽ được đặt tại các vị trí khác nhau nhưng thơng thường đều nằm ở bên phải tài xế, phía dưới vơ lăng của xe. Cần gạt mưa có kích thước to khá dễ trơng thấy, phía bên trên có các ký hiệu để giúp tài xế nhận biết các đặc tính. Ví dụ như Mist (sương mù), Off (tắt) và Auto (tự động) để chỉnh gạt mưa kính trước.

Hình 2.25: Cơng tắc gạt nước

Cơng tắc gạt nước có các chức nâng tại mỗi vị trí như: OFF (dừng gạt nước), LO (gạt mưa tốc độ thấp), HI (gạt mưa tốc độ cao) và các vị trí khác để điều chỉnh chuyển động của nó. Một số xe có vị trí MIST (gạt sương mù), vị trí INT (gạt mưa hoạt động ở chế độ gián đoạn trong một khoảng thời gian nhất định) và một công tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời gian gạt nước. Tại vị trí PULL (xịt nước rửa kính) khi kéo cơng tắc về phía người lái thì nước rửa kính sẽ được bơm lên kính.

Đối với các xe hiện nay hầu hết cơng tắc gạt mước và rữa kính được bố trí kết hợp với cơng tắc điều khiển đèn. Vì vậy, đơi khi người ta gọi là cơng tắc tổ hợp. Ở những xe có trang bị gạt nước cho kính sau, thì cơng tắc gạt nước sau cũng nằm ở công tắc gạt nước và được bật về vị trí ON và OFF, một số xe có vị trí INT cho gạt mước kính sau. Ở những kiểu xe gần đây, ECU được đặt trong công tắc tổ hợp cho MPX (Hệ thống thông tin đa chiều).

28

2.4.1.3 Mô tơ gạt nước

Mô tơ dạng lỗi sắt từ là nam châm vĩnh cữu được sử dụng làm mơ tơ gạt nước. Mơ tơ gạt nước gồm có mô tơ và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của mô tơ. Mơ tơ lổi sắt từ gạt nước có 3 chổi thang tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc độ cao và chổi dùng chung (để tiếp mát). Một công tắc dạng cam được bố trí bên bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mỗi thời điểm.

Hình 2.26: Cấu tạo mô tơ gạt nước

Là một động cơ điện một chiều tiêu thụ dịng khoảng 2 ampe (12V), được kích từ bằng nam châm vĩnh cữu hoặc bằng nam châm điện. Để mơ tơ có thể chuyển đổi tốc độ, một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi mô tơ quay để hạn chế tốc độ quay của mô tơ.

29

 Hoạt động ở tốc độ thấp: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi than tốc độ thấp, một sức điện động ngược lớn được tạo ra. Kết quả là mô tơ quay với tốc độ thấp.

 Hoạt động ở tốc độ cao: Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng từ chổi than tốc độ cao, một sức điện động ngược nhỏ được tạo ra. Kết quả là mô tơ quay với tốc độ cao.

Cơ cấu gạt nước có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do có chức năng này thanh gạt nước ln được đảm bảo dừng ở dưới cùng của kính chắn gió khi tắt cơng tắc gạt nước, nhờ có chức năng vậy giúp người lái quan sát dễ dàng hơn trong quá trình lái xe. Để thực hiện thì bên trong mơ tơ có cơng tắc dạng cam thực hiện chức năng này, cơng tắc này có đĩa cam rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc trên đĩa cam.

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe phục vụ giảng dạy sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)