Ngành Nôn g Lâm Ngư nghiệp Thủy sản.

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình (Trang 77)

+ Về nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; Tập trung vào khu vực ven biển Kim Sơn với thế mạnh sẵn có về con tôm, cua, ngao…

+ Về trồng trọt và chế biến nông sản. ĐTNN tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu (như: lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, Dứa, cao su, chè…) tại khu vực Tam Điệp, theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đổi mới thiết bị các xưởng chế biến.

+ Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi. ĐTNN tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống (thỏ, lợn, bò và gia cầm) có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai; Đảm bảo vệ sinh môi

trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn; Tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao.

+ Về trồng rừng - chế biến gỗ. ĐTNN tập trung vào các dự án sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao, nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản.

+ Về hình thức thu hút đầu tư. Khuyến khích đầu tư dưới mọi hình thức (BOT, BT, 100% vốn nước ngòai, liên doanh liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh…) - Trong đó, chú trọng đến những doanh nghiệp liên doanh, bởi đó là hình thức có thể tiếp cận nhanh với công nghệ hiện đại và học hỏi đựơc nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ phía đối tác nước ngoài.

+ Về địa bàn đầu tư. Đối với những dự án có công nghệ hiện đại, quy mô lớn, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao được khuyến khích đầu tư vào địa bàn Thành phố Ninh Bình, Thị xã Tam Điệp và vùng phụ cận.

Các dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông (như: Dệt, may, chế biến nông lâm sản...) tập trung vào những vùng có lợi thế - Nhất là những huyện khó khăn, kinh tế kém phát triển (như: Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Yên Mô).

+ Về hạ tầng tổng thể. Ưu tiên đầu tư nhằm hoàn chỉnh hạ tầng các Khu công nghiệp và cụm công nghiệp; Tiến tới đồng bộ hoá cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cả trong và ngoài khu công nghiệp; Đáp ứng tốt yêu cầu về hạ tầng của nhà đầu tư nước ngoài - Nhất là những dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.5. Các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ninh Bình. ngoài tại Ninh Bình.

3.5.1. Giải pháp thứ nhất, cân đối Ngân sách - Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực: các lĩnh vực:

3.5.1.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt cho các dự án FDI. Tiếp tục phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp để tạo mặt bằng sạch thu hút cá nhà đầu tư

a/ Đường quốc lộ - tỉnh lộ.

- Hoàn thành dự án cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, đoạn vượt sông Đáy

đi Tam Điệp; Đường 447 tránh Thành phố Ninh Bình; Đường tránh thị xã Tam Điệp; Đường vành đai tránh thị trấn Yên Ninh. Đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh lộ theo quy hoạch đến năm 2020; Nâng cấp một số tuyến đường huyện lên đường tỉnh.

- Về tuyến đường trục chính đô thị và đường vành đai. Xây dựng đường nối từ đường tránh Thành phố Ninh Bình, đường tránh thị xã Tam Điệp với các khu công nghiệp.

Đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường 12B thành một trục đô thị, các đường khác đã được duyệt và đầu tư mới, cải tạo các tuyến đường đô thị tại các thị trấn huyện lỵ.

- Đường giao thông nông thôn. Phấn đấu giai đọan 2011 - 2015: 100%

mặt đường bằng vật liệu cứng với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm.

b/ Giao thông đường sông

- Luồng tuyến. Nạo vét, nâng cấp, duy tu đảm bảo đạt tiêu chuẩn luồng

tuyến và an toàn vận tải đường sông, đường biển.

- Cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải qua sông Đáy, Cảng, bến sông; Nâng cấp và xây dựng các cảng, bến sông chính như: Cảng Ninh Phúc (giai đoạn 2011 - 2015).

- Xây dựng cảng biển tại Kim Sơn (giai đoạn 2015 – 2020)

c/ Giao thông đường sắt. Thực hiện theo quy hoạch của Bộ GTVT đã được thoả thuận với tỉnh và được phê duyệt, bao gồm: Việc thực hiện chuyển được thoả thuận với tỉnh và được phê duyệt, bao gồm: Việc thực hiện chuyển

đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố Ninh Bình; Nâng cấp, xây dựng mới một số ga đường sắt trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp đang khai thác, sử dụng (KCN Khánh Phú giai đoạn I - 171,16 ha; Giai đoạn II - 168 ha; KCN Tam Điệp giai đoạn I - 200 ha, giai đoạn II - 250 ha).

- Đầu tư hạ tầng các cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tại các huyện để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Ngoài hạ tầng trực tiếp sản xuất, cần chú ý tới hạ tầng xã hội, như: Đầu tư khu vui chơi, giải trí, xây dựng nhà ở cho chuyên gia, cho người lao động; Phát triển hệ thống bệnh viện, trạm y tế để khám, chữa bệnh; Đầu tư trường dạy nghề để cung cấp lao động có chất lượng cao cho các khu công nghiệp.

3.5.1.2. Cân đối Ngân sách cho công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w