- Công nghiệp Xây dựng 220,9 532,0 1.490,5 4.626,
d) Về đầu tư phát triển Xác định thu hút đầu tư phát triển là điều kiện quan trọng để khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất, đẩy nhanh
2.2.2. Tình hình triển khai các dự án
Về vốn - nguồn vốn: Trong tổng số 28 dự án đã và đang thực hiện, số
vốn đã đầu tư là 800,52 triệu USD, bằng 84% so với vốn đăng ký. Trong đó vốn tự có của Doanh nghiệp là 648,4 triệu USD, chiếm 81% số vốn thực hiện; Vốn vay các ngân hàng 152,12 triệu USD, chiếm 19% so với số vốn thực hiện.
Về sử dụng đất: Diện tích đất cấp theo giấy phép đầu tư của các Doanh
nghiệp là 229,36 ha. Trong đó: Trong khu công nghiệp tập trung 112,46 ha; Ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp 116,9 ha. Việc sử dụng đất của các Doanh nghiệp phù hợp với dự án, không có trường hợp sử dụng sai mục đích.
Về sử dụng lao động: Lao động Việt Nam đang làm việc trong các
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động đến thời điểm tháng 12/2011 là 21.510 người/38.800 người (như đăng ký đầu tư), chiếm tỷ lệ 55,4%. Lao động đã qua đào tạo ở trường lớp và ở tại Doanh
nghiệp trên 85%. Lao động trực tiếp sản xuất 19.574 người, chiếm 91%; Lao động quản lý 1.054 người, chiếm 4,9%; Lao động dịch vụ 882 người, chiếm 4,1% so với tổng số lao động.
Việc chấp hành pháp Luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tương đối tốt. Năm 2008 có 2.386 lao động trong doanh nghiệp FDI tham gia BHXH với số tiền 5,9 tỷ đồng; Năm 2011 đã có 20.186 lao động tham gia với số tiền 91,8 tỷ đồng; Điển hình là Công ty sản xuất gia công giày- dép xuất khẩu ADORA đóng BHXH – BHYT cho 5.758 lao động với số tiền 25,4 tỷ đồng, Nhà máy may xuất khẩu Niên Hsing đóng BHXH – BHYT cho 2.236 lao động với số tiền 11,1 tỷ đồng
Về trình độ công nghệ: Khoảng 80% các dự án đầu tư hiện tại thuộc
lĩnh vực công nghiệp nhẹ, ngành may mặc, dệt nhuộm, giầy da, sản xuất hạt nhựa và sản phẩm từ nhựa, chế biến nông sản - thực phẩm); Số còn lại là các dự án về lĩnh vực hoá chất - nhũ tương, nhựa đường, thép chất lượng cao. Xét về mặt tổng thể trình độ công nghệ hiện tại của các Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các Doanh nghiệp trong tỉnh có khá hơn, nhưng chỉ ở mức trung bình của cả nước; (cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới). Phần lớn máy móc - thiết bị thuộc thế hệ trước đây, một số đã qua sử dụng được chuyển từ Công ty "mẹ" ở nước ngoài về. Hiện tại, hệ thống máy móc - thiết bị ở các nhà máy vận hành tương đối tốt, sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Một số Doanh nghiệp đã đầu tư chiều sâu, cải tiến thiết bị, thay thế máy cũ (như hệ thống dây truyền công nghệ cắt may, hệ thống dệt nhuộm của Công ty TNHH Great Global, Công ty TNHH may Nien Hsing….)
Về trình độ quản lý: Các Doanh nghiệp FDI có trình độ quản lý khá
bài bản, gọn nhẹ, cụ thể, chi tiết, có quy trình, quy phạm rõ ràng ở tất cả các khâu. Các vị trí công tác được tiêu chuẩn hoá đúng người, đúng việc. Tổ chức văn phòng tinh giảm, tổ chức lao động hợp lý, tổ chức sản xuất khoa học và hiệu suất cao hơn.
Về tiêu thụ sản phẩm: Khoảng 80 - 85% sản phẩm của các Doanh
nghiệp FDI là xuất khẩu. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của các Doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 56,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, thì đến 2010 là 77,6%. Các nhóm hàng dệt may, nhựa, da giầy, tỷ lệ xuất khẩu 80 - 90%. Nhóm sản phẩm hoá chất dệt, phụ tùng dệt may chủ yếu phục vụ các Doanh nghiệp dệt trong tỉnh và lân cận.
Về kết quả sản xuất- kinh doanh: Giá trị sản xuất công nghiệp của các
Doanh nghiệp FDI năm 2011 đạt 6.841 tỷ đồng/7.836 tỷ theo đăng ký, chiếm 87%. Giá trị xuất khẩu năm 2011 đạt 182,43 triệu USD. Nộp Ngân sách 13,09 tỷ đồng .
Tuy gặp không ít khó khăn trong sản xuất- kinh doanh nhưng hầu hết các Doanh nghiệp đã tự vươn lên sản xuất ổn định và tăng trưởng. Hiện tại có 13/18 Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động có lãi - bằng 72%; 10 Doanh nghiệp còn đang giai đoạn triển khai xây dựng. Số vốn của các Doanh nghiệp tăng và mở rộng sản xuất đạt 132,7 triệu USD (kể từ khi cấp phép đến tháng 12/2011).