- Công nghiệp Xây dựng 220,9 532,0 1.490,5 4.626,
h) Văn hoá thông tin: Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin của tỉnh, phù hợp với tiến trình chung của cả nước và giao lưu văn hoá Quốc
2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình
nước ngoài tại Ninh Bình
- Mặc dù có sự tăng trưởng cao trong thời gian qua, nhưng thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh còn ở mức thấp; Cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, đồng bộ; Môi trường đầu tư của tỉnh tuy đã cải thiện nhưng lợi thế so sánh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài so với nhiều địa phương khác còn hạn chế. thậm chí thấp kém sẽ là khó khăn trong việc vận động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Những hạn chế cụ thể đó là:
- Ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội (nói chung) và cho phát triển hạ tầng các KCN - CCN (nói riêng) rất hạn chế, dàn trải, nên các hạng mục đều kéo dài, không phát huy hiệu quả. Quy hoạch các KCN - CCN đã có, nhưng không có khả năng đầu tư và giải phóng mặt bằng một lúc nên chưa tạo ra được quỹ đất sạch để có thể giao đất ngay cho nhà đầu tư.
- Ưu đãi đầu tư chưa đúng trọng điểm. Chưa tập trung ưu đãi vào các dự án tác động lớn tới nền kinh tế, đến chiến lượt phát triển chung và tác động vào ngành nghề cần khuyến khích. Các ưu đãi theo địa bàn đầu tư đối với những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn cũng cần được xem xét và điều chỉnh. Những địa bàn với cơ sở hạ tầng nghèo nàn đến mức ưu đãi thế nào cũng không thu hút được đầu tư, nên Ngân hàng phải đầu tư "châm ngòi" vào đây.
- Các chính sách hỗ trợ được ban hành thực hiện chưa triệt để, kéo dài làm cho một số nhà đầu tư có tâm lý không tin vào cơ quan Nhà nước. Những hỗ trợ nhà đầu tư đã thực hiện phải mất nhiều năm sau mới có thể hoàn trả được.
- Về chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư ở Ninh Bình còn ở mức cao so với các tỉnh lân cận. Ví dụ: Chi phí thuê lao động, giá thuê đất tuy được coi là thấp, song nếu tính thêm các chi phí liên quan như đào tạo, cước vận tải, thời gian chờ mặt bằng, hỗ trợ nhà ở..., thì Ninh Bình không còn lợi thế nữa. Từ đó, khiến cho môi trường đầu tư ở Ninh Bình chưa hẳn đã hấp dẫn, thông thoáng;
Thậm chí kém tính cạnh tranh và độ rủi ro tăng lên. Lĩnh vực năng lượng, điện, nước không những giá quá cao, mà hệ thống cung cấp năng lượng còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Về cơ chế giám sát tài chính, chính sách thuế, lãi suất tín dụng.
Ninh Bình vẫn chưa xác lập được cơ chế giám sát tài chính hiệu quả đối với doanh nghiệp FDI. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI dễ dàng thực hiện hoạt động "Chuyển giá", mà biểu hiện rõ nét là tình trạng lỗ bất thường.
+ Định giá yếu tố đầu vào cao hơn thị trường (như: giá của thiết bị - máy móc, tài sản cố định, nguyên vật liệu nhập khẩu) - Nhất là các tài sản vô hình (Bản quyền, nhãn hiệu sản phẩm, công thức pha chế, bí quyết công nghệ…) Ngược lại, việc giám sát của các cơ quan hữu quan còn có những hạn chế nhất định, chưa có những chuẩn mực thống nhất và phù hợp.
+ Định giá đầu ra thấp hơn giá trị thị trường khi bán hàng trong nước hoặc xuất khẩu hàng hoá bán cho các doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài. Giá cả này thậm chí còn thấp hơn giá thành sản xuất. Bên cạnh đó, còn tình trạng nâng chi phí đối với các khoản: Chi về tiền lương, chi phí giao dịch, quảng cáo, tiếp thị, sửa chữa thường xuyên, xây dựng cơ bản…