- Công nghiệp Xây dựng 220,9 532,0 1.490,5 4.626,
d) Về đầu tư phát triển Xác định thu hút đầu tư phát triển là điều kiện quan trọng để khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất, đẩy nhanh
2.2.3.2. Những hạn chế
a) Phần lớn các dự án quy mô nhỏ (tập trung chủ yếu lĩnh vực dệt may), ít các dự án cps quy mô lớn, kỹ thuật cao; Đầu tư vào các lĩnh vực kém tiềm năng, ít có sản phẩm quy mô lớn, có thương hiệu để đóng góp nhiều nguồn thu cho Ngân sách. Do khả năng cạnh tranh, hội nhập có mức độ, phần lớn tiêu thụ sản phẩm về chính quốc gia Công ty mẹ, nên thị trường tiêu thụ sản phẩm thường xuyên gặp khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh và là thách thức không nhỏ khi Việt Nam gia nhập WTO.
b) Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, chưa tạo ra những thay đổi lớn về cơ cấu sản xuất (nói chung), cơ cấu sản xuất công nghiệp trên địa bàn (nói riêng). Quy mô của các Doanh nghiệp FDI còn nhỏ, vốn đầu tư thấp, công nghệ chưa tiên tiến, hiệu quả sản xuất - kinh doanh chưa cao, đóng góp cho địa phương chưa tương xứng với đầu tư.
c) Việc chấp hành các chính sách, pháp luật (tổ chức sản xuất, xử lý môi trường, sử dụng lao động …) chưa nghiêm túc, phát sinh nhiều vấn đề bức xúc. Phát triển của các Doanh nghiệp FDI chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều
yếu tố rủi ro, thua lỗ, phá sản…. Xu hướng thu hút FDI suy giảm, tác động theo chiều tiêu cực, chưa có biện pháp xử lý kịp thời…
d) Một số tồn tại liên quan đến hoạt động của chính quyền các cấp.: Theo ý kiến của các nhà đầu tư, công tác đền bù và bàn giao mặt bằng cho các Doanh nghiệp kéo dài. Nguồn cung cấp điện năng không ổn định, mất điện thất thường làm thiệt hại và đảo lộn kế hoạch sản xuất. Tổ chức đối thoại, gặp gỡ trao đổi của các nhà đầu tư với lãnh đạo tỉnh chưa nhiều và chưa thường xuyên. Chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh còn hạn chế, chưa có tính hiện thực. Những tồn tại này đã ảnh hưởng không ít đến công tác triển khai dự án và hoạt động sản xuất- kinh doanh của Doanh nghiệp.