d) Góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng chất lượng nguồn nhân lực FDI có thể tạo thêm nhiều việc làm cho
1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhưng nền kinh tế Trung Quốc những năm gần đây
giới có nhiều biến động, nhưng nền kinh tế Trung Quốc những năm gần đây vẫn đầy sức sống. Nguồn FDI vào Trung Quốc tăng, từ hơn 3 tỷ USD (năm 1990) lên 40 tỷ USD (năm 2000) và 53 tỷ USD (năm 2005). Năm 2007, thu hút FDI của Trung Quốc đạt 82,7 tỷ USD1, tăng 13,8% so năm 2006. Dự báo trong tương lai, Trung Quốc vẫn giữ ngôi vị đứng đầu thế giới trong thu hút vốn FDI.
Thành công về thu hút FDI của Trung Quốc là do quan điểm nhất quán, rõ ràng, kiên quyết thực hiện các chính sách thông thương về cải cách, mở cửa và chủ động trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI một cách hợp lý và hiệu quả. Hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã tuần tự hình thành cục diện mở cửa, đó là: Khu vực ưu đãi thuế quan; Đặc khu kinh tế; Khu khai thác ngành nghề kỹ thuật cao - mới; Thành phố mở cửa ven biển; Thành phố mở cửa ven sông, nội địa và biên giới.
Hiện nay, đã có hơn 180 quốc gia đầu tư vào Trung Quốc (trong đó các quốc gia dẫn đầu gồm Nhật, Mỹ, Hà Quốc, Singapore, Đức…) với vốn đầu tư của nước thấp nhất cũng lên tới 7,15 tỷ USD. Đặc biệt, Trung Quốc thu hút
được 400 trong số 500 TNCs hàng đầu thế giới đầu tư vào những ngành công nghiệp quan trọng (như: Sản xuất ô tô, chế tạo máy, điện tử viễn thông…) với các Công ty lớn như Siemens, Ericssorl, Motorola …).
Sau khi gia nhập WTO tháng 11/2000, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các chính sách và cơ chế nhằm cải thiện môi trường đầu tư; Đó là: Miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị nhập khẩu; Mở cửa thêm một số lĩnh vực như viễn thông, bảo hiểm; Ngăn ngừa các khoản chi phí bất hợp lý; Bảo đảm khoản thu hợp pháp của Doanh nghiệp; Mở rộng quyền hạn cho từng địa phương; Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao.
Về nguồn vốn FDI, hơn 60% vốn FDI là của Hoa kiều từ Hồng Kông, Đài Loan, Singapore. Trung Quốc đã phát huy tốt được nguồn lực Hoa kiều trên thế giới, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
Trung Quốc đã ban hành khung pháp luật với trên 500 văn bản liên quan đến hoạt động đầu tư. Thêm vào đó là các chính sách thu hút đầu tư như: Chính sách đảm bảo đầu tư nhằm bảo đảm tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc; Chính sách về cải cách đầu tư, như: Chính sách mở cửa đầu tư theo khu vực địa lý với các đặc khu kinh tế (Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam, Sán Đầu); Chính sách mở rộng lĩnh vực đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, khuyến khích đầu tư của Hoa kiều, các TNCs và xuyên quốc gia. Trong thời gian gần đây Trung Quốc đã có những sửa đổi hết sức thông thoáng, như: Cho phép các Doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài không còn phải báo cáo kế hoạch sản xuất và điều hành với các cơ quan liên quan; Xác định rõ phạm vi được phép của đầu tư nước ngoài thông qua việc phân chia ngành nghề đầu tư thành 4 loại: (Khuyến khích, được phép, hạn chế, cấm). Các chính sách ưu đãi về tài chính như ưu đãi về thuế; Phát triển và mở rộng thị trường vốn, thị trường chứng khoán và thị trường
ngoại hối; Nới lỏng quy định về ngoại hối, hỗ trợ về tài chính cho các Doanh nghiệp FDI từ Mỹ và châu Âu.