Đầu tư từ Ngân sách trong việc tạo môi trường thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình (Trang 51)

- Công nghiệp Xây dựng 220,9 532,0 1.490,5 4.626,

2.3.2.Đầu tư từ Ngân sách trong việc tạo môi trường thu hút đầu tư

d) Về đầu tư phát triển Xác định thu hút đầu tư phát triển là điều kiện quan trọng để khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất, đẩy nhanh

2.3.2.Đầu tư từ Ngân sách trong việc tạo môi trường thu hút đầu tư

a) Về hạ tầng giao thông:

- Khi tái lập tỉnh năm 1992, hệ thống cầu, đường bộ gần như chưa có quy hoạch, rất khó khăn cho công tác quản lý và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng các quy hoạch phát triển GTVT Ninh Bình đến năm 2020 (quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông đô thị thành phố Ninh Bình. Quy hoạch mạng lưới bến xe khách Ninh Bình đến năm 2020, quy hoạch giao thông đường thuỷ nội địa đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020...).

Với hệ thống cầu đường bộ, khi tái lập tỉnh mới chỉ có 101,8 km Quốc lộ qua địa bàn; Các tuyến đường giao thông nông thôn hầu hết bị xuống cấp nghiêm trọng; Ô tô chỉ đến được trung tâm một số xã. Đến năm 2011, hệ thống Quốc lộ qua địa bàn tỉnh là 110 km; 293,6 km đường tỉnh; 312 km đường liên huyện, 2.010 km đường xã, liên xã và đường sông là 221,8 km.

- Triển khai 2 dự án hỗ trợ giao thông nông thôn của Ngân hàng Thế giới (WB). Năm 2002, thực hiện Dự án WB3, cải tạo gần 400 km đường và 3 cầu; Năm 2009, triển khai dự án WB3 gồm 15 gói đường và 1 gói cầu. Ngành GTVT còn tham mưu để Tỉnh uỷ và UBND tỉnh xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đến đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, 84,12% đường giao thông nông thôn được cứng hoá; Đường ôtô đến được trung tâm 100% xã trong toàn tỉnh. Đến năm 2010, cứng hoá được trên 95% mặt đường giao thông nông thôn (theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra).

- Đã nâng cấp, cải tạo 167,7 km đường tỉnh; Xây dựng 11 cầu; Nâng cấp, cải tạo 16 km QL45, QL12B; Đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, QL 10, phấn đấu đến năm 2012 cơ bản hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Phối kết hợp với PMU 18, PMU1, Cục Đường bộ Việt Nam… và giúp các

nhà thầu triển khai các dự án của Bộ GTVT tại Ninh Bình (như: xây dựng cầu vượt Thanh Bình, cầu Non Nước, cầu Lim, cầu Ghềnh, cầu Vó, cầu Do, cầu Yên…).

Trong năm 2011, toàn tỉnh đã sửa chữa, nâng cấp 160 km đường, 312 cầu, cống với tổng kinh phí 371 tỷ đồng và tiếp tục triển khai dự án WB3 chương trình năm thứ 2 với 30 km đường, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng.

b) Hệ thống khu công nghiệp- cụm công nghiệp:

- Ninh Bình đã qui hoạch và đang tập trung đầu tư xây dựng 7 khu công nghiệp là Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư với tổng diện tích hơn 1.960 ha.

+ Khu công nghiệp Gián Khẩu, diện tích 262 ha, tỉnh đã đầu tư hơn 250 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, hoàn thành giải phóng, san lấp mặt bằng, hệ thống giao thông, điện, hệ thống thoát nước. Đến nay khu công nghiệp Gián Khẩu đã thu hút hàng chục dự án đầu tư xây dựng gồm các nhà máy ximăng Vina Kansai (nay là Công ty TNHH Ximăng The Vissai) giai đoạn 1 với công suất hơn 1,1 triệu tấn/năm; Doanh nghiệp ván sàn gỗ xuất khẩu Tài Anh, Công ty sản xuất mỳ ăn liền Thái Bình Dương, Công ty may xuất khẩu Đài Loan... đã đi vào sản xuất từ năm 2008, thu hút hơn 1.000 lao động địa phương có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

+ Khu công nghiệp Ninh Phúc, có diện tích hơn 350 ha, cũng đã được tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: San lấp mặt bằng, đường giao thông dài gần 6 km trong khu công nghiệp nối với quốc lộ 10..., với tổng vốn đầu tư hơn 115 tỷ đồng. Tại khu công nghiệp Ninh Phúc, tỉnh đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút nhiều dự án đầu tư xây dựng (như: Nhà máy phân đạm có công suất 560.000 tấn/năm; Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc; Nhà máy sản xuất kính: Nhà máy đóng tàu, xây dựng cảng sông)

+ Đối với các khu công nghiệp mới hình thành như khu công nghiệp Khánh Cư (Yên Khánh), Sơn Hà, Xích Thổ (Nho Quan), tỉnh đang kêu gọi và lựa chọn các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật.

+ Khu công nghiệp Phúc Sơn đã chọn nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tam Đảo và khu công nghiệp Tam Điệp chọn Công ty cổ phần đầu tư phát triển các khu công nghiệp và đô thị IDICO-dầu khí làm chủ đầu tư, hiện đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Ninh bình đã chỉ đạo các ngành liên quan cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế ưu đãi đầu tư, có chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng phù hợp để triển khai nhanh hệ thống các khu công nghiệp đã được qui hoạch.

- Cụm công nghiệp: Hiện tại, Ninh bình có 6 cụm công nghiệp là: Đồng Hướng, Bình Minh, Yên Mô, Đồng Phong, Mai Sơn, Khánh Nhạc. Đồng Hướng, Bình Minh, Yên Mô, Đồng Phong, Mai Sơn, Khánh Nhạc. Tổng diện tích đất xây dựng hàng nghìn hécta. Có đường giao thông thuỷ, bộ thuận lợi: và nguồn nguyên liệu dồi dào. Đây là nơi thu hút vốn đầu tư lớn của các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.

c) Về công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài của tỉnh Ninh Bình

- Hàng năm tỉnh có kế hoạch cụ thể cho xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài. Các cuộc xúc tiến đầu tư của tỉnh đã để lại ấn tượng cho các nhà đầu tư và đã có nhiều nhà đầu tư đến tỉnh Ninh Bình dự các hội nghị. Năm 2007, Ninh Bình đã tổ chức xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản; Tham gia xúc tiến đầu tư tại Pháp (do Bộ kế hoạch và Đầu tư tổ chức); Tham gia các cuộc xúc tiến đầu tư tại Hà Nội với các đối tác Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc… Đặc biệt đã tổ chức cuộc xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007 với trên 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Tại cuộc đó đã ký thoả thuận nguyên tắc 11 dự án đầu tư với 32.900 tỷ VNĐ (của các doanh nghiệp trong nước, nhưng thực chất là liên doanh với nước ngoài) và 529 triệu USD của doanh nghiệp Hàn Quốc.

- Chuẩn bị và thường xuyên cập nhật tài liệu xúc tiến đầu tư, bao gồm: + Sách giới thiệu "Ninh Bình chào đón các bạn".

+ Cuốn "Ninh Bình tiềm năng đầu tư" bằng chương trình chiếu trên Power Point.

+ Đĩa phim VCD giới thiệu tỉnh Ninh Bình.

+ Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài (Phụ lục 3)

+ 05 loại bản đồ, gồm: "Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình trong tổ quốc Việt Nam", "Bản đồ mạng lưới khu công nghiệp- cụm công nghiệp", "Bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông", "Bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới điện, nước", "Bản đồ tài nguyên - khoáng sản”.

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình (Trang 51)