Xu hướng vận động FDI trong thời gian qua

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình (Trang 63)

- Công nghiệp Xây dựng 220,9 532,0 1.490,5 4.626,

h) Văn hoá thông tin: Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin của tỉnh, phù hợp với tiến trình chung của cả nước và giao lưu văn hoá Quốc

3.1.1. Xu hướng vận động FDI trong thời gian qua

Theo số liệu của Tổ chức Thương mại và Phát triển LHQ (UNCTAD), năm 1980 FDI toàn cầu chỉ khoảng 70 tỷ USD. Năm 1990 tăng lên 220 tỷ USD và năm 2000 đã đạt 1.380 tỷ USD; Sau đó bị sụt giảm và đến năm 2003 chỉ còn 620 tỷ USD. Từ năm 2004 đến nay, FDI được phục hồi trở lại và đạt mức kỷ lục mới vào năm 2007 với hơn 1.500 tỷ USD (cao nhất kể từ trước đến nay), bất chấp khủng hoảng tài chính và chủ nghĩa bảo hộ ở một số nước.

Biểu đồ 3.1. Dòng vốn FDI toàn cầu (Global FDI Inflow) giai đoạn 2000 – 2009

Các thị trường đang nổi, đáng chú ý là châu Á và châu Âu, dự kiến nhận được nhiều sự chú ý của các doanh nghiệp. Đông Nam Á sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn nhất của luồng FDI, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi Việt Nam cũng được coi là một ngôi sao đang nổi tại khu vực này.

Các nước và vùng lãnh thổ châu Á (như: Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc…) dù vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có giảm trong giai đoạn 2001-2003 nhưng vẫn nằm trong số 20 nền kinh tế thu hút được nhiều FDI nhất. FDI vào Ấn Độ chưa tăng mạnh do cơ sở hạ tầng nghèo nàn, quá trình tư nhân hoá chậm và các thủ tục hành chính còn rườm rà. Trong khi luồng vốn đầu tư trên thế giới giảm liên tục từ 1.400 tỷ USD (năm 2001) xuống còn 576 tỷ USD (năm 2003) và 560 tỷ USD (năm 2004), thì thu hút đầu tư của ASEAN đã tăng từ 20,54 tỷ USD (năm 2003) lên 25,6 tỷ USD (năm 2004) và đạt mức kỷ lục 38,1 tỷ USD năm 2005 và 45 tỷ USD năm 2006, cho thấy: ASEAN tiếp tục là địa điểm thu hút các nhà đầu tư mặc dù vẫn còn có những bất ổn trong khu vực (như: khủng bố quốc tế và sự bùng phát của dịch cúm gia cầm).

Đáng kể nhất là Trung Quốc - Thành viên WTO đông dân nhất thế giới, trong bối cảnh FDI vào khu vực ngừng trệ đã trở thành điểm sáng thu hút FDI số một khu vực và trên thế giới.

Tại Đông và Đông Nam Á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, các nước đã lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, nên luồng FDI đã tăng trở lại. Ngôi sao sáng nhất là Trung Quốc vẫn đạt mức 82,7 tỷ USD vào năm 2007 (tăng 13,8% so năm 2006), trong đó vốn thực hiện đạt 52,7 tỷ USD. Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Năm 1999, luồng FDI vào Hồng Kông tăng hơn 50% so năm 1998, đạt 23 tỷ USD. Lý do là khu vực này đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc tự do hoá ở cấp độ ngành, cởi mở hơn với các hoạt động thôn tính và sáp nhập xuyên quốc gia.

Các hoạt động sát nhập và thôn tính diễn ra sôi nổi là động lực chính của làn sóng FDI tăng. Trong thập kỷ qua, phần lớn sự phát triển của hoạt động đầu tư quốc tế là do các hoạt động sáp nhập và mua lại xuyên quốc gia (hơn là do các hoạt động đầu tư mới trên thế giới). Các TNCs tiếp tục đẩy mạnh đầu

tư vào các quốc gia đông dân số nhằm khai thác các yếu tố về quy mô khách hàng và chi phí đầu tư. Đáng chú ý là một bộ phận đầu tư này thuộc các nền kinh tế mới nổi như Nam Phi, Brazil và Chi lê. Theo các số liệu ước lượng thì tổng dòng FDI trong nền kinh tế mới nổi có thể lên tới 1/3 giá trị FDI toàn cầu.

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w