Cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh:

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình (Trang 71)

- Công nghiệp Xây dựng 220,9 532,0 1.490,5 4.626,

c/Cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh:

Tính đến hết năm 2010, Bắc Ninh đã có 201 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.360 triệu USD, đứng thứ 19 trong cả nước, (chủ yếu đầu tư vào công nghiệp chế biến). Bình quân hàng năm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra khoảng 24,1% giá trị sản xuất ngành công nghiệp và đóng góp 5,5% GDP cho tỉnh. Đạt được kết quả trên, do:

- Bắc Ninh thực hiện nhất quán đường phát triển kinh tế của tỉnh: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; Mở cửa thu hút đầu tư, gắn với việc hoàn chỉnh hệ thống cơ chế - chính sách của Nhà nước và của tỉnh, … đã củng cố và làm gia tăng mạnh mẽ lòng tin của các nhà đầu tư.

- Cùng với hệ thống luật pháp - chính sách của Nhà nước, trong những năm qua, Bắc Ninh đã liên tục thực hiện các thủ tục hành chính với chủ trương đổi mới; Ưu đãi, khuyến khích đầu tư; Thực hiện cơ chế quản lý "Một cửa"; Coi mọi khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp là của chính mình và kịp thời có biện pháp tháo gỡ; Đảm bảo môi trường đầu tư cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư đã được triển khai tích cực ở nhiều ngành, nhiều cấp; Ở cả trong nước và ngoài nước dưới nhiều hình thức; Nhằm vào các địa bàn trọng điểm, dự án quan trọng, đã thu hút mối quan tâm của các tập đoàn - công ty lớn của nước ngoài; Góp phần quảng bá hoạt động đầu tư nước ngoài tại tỉnh.

3.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh

Nghị quyết Đại hội Đẩng bộ tỉnh Ninh bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010- 2015 xác định: “Huy động mọi nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, xây dựng Ninh bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực”. Phấn đấu năm 2020 cơ bản đạt được các tiêu chí của tỉnh công

nghiệp. Xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh Công nghiệp và du lịch , là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng, liên vùng.

Mục tiêu tổng quát trên đựơc cụ thể hoá thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 như sau:

a/ Các chỉ tiêu về kinh tế.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 14%/năm. Năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 1.500 - 1.600 USD.

- Tốc độ tăng GTSX bình quân hàng năm (theo giá cố định 1994) : 15%. Trong đó:

- Công nghiệp - xây dựng 15% năm. (Riêng công nghiệp 16%); Dịch vụ 19%; Nông lâm nghiệp, thủy sản: 2,5%;

- Cơ cấu kinh tế (theo GDP, giá hiện hành);

- Công nghiệp - xây dựng 48% /năm; Dịch vụ 42%; Nông lâm nghiệp, thủy sản: 105%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 theo giá hiện hành: 50 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân đạt 15.000 tỷ đồng/năm. - Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 300 triệu USD.

- Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 20% năm, đến 2015 đạt 4.200 tỷ đồng.

- Khách du lịch đến năm 2015 đạt 6.000.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế 1.000.000 lượt); Khách lưu trú đạt 1.000.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế 350.000 lượt)

b/ Các chỉ tiêu về xã hội.

- Tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ: 100%.

- Tạo việc làm cho 15 - 18 nghìn lao động/năm. Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%.

- Mỗi năm giảm bình quân 2,5% hộ nghèo trở lên. Đến 2015 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh dưới 7%.

c/ Về môi trường sinh thái.

- Phát triển và quản lý tốt vốn rừng, nâng độ che phủ rừng lên 20% vào năm 2015.

- Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch đến 2015 là 98%; Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước sạch đến 2015 là trên 90%.

- Phấn đấu 100% cở sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch, (hoặc trang thiết bị giảm ô nhiễm); Xử lý chất thải, (trên 50% số huyện, thành, thị xử lý, chế biến được rác thải); 100% bệnh viện được xử lý chất thải nguy hại.

d/ Nhu cầu vốn đầu tư.

Để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nêu trên, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015 cần khoảng 75 nghìn tỷ đồng. Bình quân là 15 nghìn tỷ đồng/năm. (Xem bảng 3.3)

Bảng 3.1.Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: 1.000 tỷ đồng

Tổng số 75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Công nghiệp - xây dựng 37,5

Tỷ trọng % 50

2. Nông lâm nghiệp 3,75

Tỷ trọng % 5

3. Dịch vụ 33,75

Tỷ trọng % 45

- Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (bao gồm cả ODA), cần 43,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 58% tổng vốn đầu tư.

- Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân khoảng 22 nghìn tỷ đồng, chiếm 30% vốn đầu tư.

- Vốn đầu tư nước ngoài 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% vốn đầu tư. So với giai đoạn 1995 - 2010 tăng 200% (tương đương số vốn tăng thêm 250 triệu USD).

3.3. Quan điểm về thu hút và triển khai các dự án FDI của tỉnh Ninh Bình. Bình.

- Tăng cường thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực có thế mạnh: Công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là du lịch và nông - lâm nghiệp là lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây cũng là ngành kinh tế có lợi thế so sánh với các địa phương khác trong khu vực phía Bắc. Nhất là ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (- vốn là ngành kinh tế truyền thống và có thế mạnh của tỉnh). Bên cạnh đó, dịch vụ với nhiều tiềm năng, lợi thế hơn các tỉnh khác (nhất là có khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, khu du lịch tâm linh Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm, vườn quốc gia Cúc Phương); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với xu thế phát triển chung trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh ninh bình (Trang 71)