d) Góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng chất lượng nguồn nhân lực FDI có thể tạo thêm nhiều việc làm cho
1.4.2. Các giải pháp tài chính chủ yếu bao gồm
- Vai trò của Ngân sách: Ngân sách Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách Nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các Doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo
môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các Doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các Doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu, mới hợp lý hơn.
- Vai trò của công cụ thu Thuế. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, Ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích (hoặc hạn chế) sản xuất- kinh doanh. Xây dựng và ban hành chính sách thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách, vừa tính đến lợi ích của Doanh nghiệp để thu hút đầu tư.
- Hạ thấp chi phí đầu tư: Từng bước giảm và điều chỉnh giá, phí thống nhất đối với đầu tư trong nước và nước ngoài xuống mức có thể cạnh tranh được với khu vực và thế giới.
Các giải pháp cần được thực hiện ngay nhằm hạ thấp chi phí đầu tư để thu hút FDI (như: Phát triển các hoạt động dịch vụ; Xây dựng phương án áp dụng thống nhất các loại giá cả dịch vụ đối với các Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp FDI). Rà soát các loại phí, điều chỉnh giảm phí cảng biển và sân bay, tiền điện, nước, cước điện thoại … xuống bằng mức các nước trong khu vực.
- Tín dụng ngân hàng, lãi xuất cho vay: Sửa đổi hệ thống pháp luật: Điều chỉnh hàng loạt chính sách về môi trường kinh tế; Điều chỉnh để mở cửa cho ngân hàng nước ngoài đầu tư; Cởi bỏ mọi hạn chế về quyền sở hữu, hình thức hoạt động, (kể cả huy động và giao dịch với các đối tác tiền gửi bằng
VNĐ) và thiết lập các chi nhánh ngân hàng tại các địa phương; Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ cao cấp, dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…; Hướng tới xây dựng chính sách tiền tệ ổn định, lãi xuất cho vay hợp lý để Doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh.
- Đẩy mạnh cổ phần hoá - tư nhân hoá, thúc đẩy giao lưu vốn trên thị trường vốn. Hoàn thiện chính sách đầu tư vào thị trường chứng khoán, mở rộng thêm thị phần của vốn nước ngoài trong cơ cấu vốn đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.