Tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Cơ khí thuộc Công ty TNHH MTV 751 (Trang 37 - 39)

Hình 2.6 Thu nhập bình quân của CBCNV từ năm 2018 đến 2021

1.4. Các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

1.4.2.3. Tạo động lực cho người lao động

Người lao động làm việc trong tổ chức đều có những mối quan tâm và mong muốn riêng. Việc thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người lao động sẽ tạo động lực và tinh thần để người lao động gắn bó với cơng việc và làm việc tốt hơn. Do vậy, khuyến khích người lao động làm việc trở thành một trong những nội dung quan trọng nhất trong quản lý nguồn nhân lực.

Trong qn đội, nịng cốt của cơng tác tạo động lực chính là việc xây dựng tập thể vững mạnh về chính trị - tinh thần, đây là cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân, thể hiện quan điểm coi yếu tố con người là quyết định thắng, bại trên chiến trường. Xây dựng về chính trị - tinh thần nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước, giữ vững bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân dân của quân đội. Sức mạnh chiến đấu về chính trị - tư tưởng của lực lượng vũ trang Việt Nam cịn được thể hiện ở ý chí phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học - kỹ thuật quân sự hiện đại, thể hiện tinh thần dám đánh và biết thắng.

Cán bộ, chiến sĩ Quân đội phải được giáo dục, rèn luyện để có bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi nhiệm vụ được giao, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh nhất là trước các luận điệu phá hoại tư tưởng của kẻ địch và các tác động tiêu cực của xã hội; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với chế độ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,

vì lợi ích quốc gia, góp phần giữ gìn hồ bình khu vực và thế giới. Tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị và các tổ chức quần chúng trong quân đội được xây dựng vững mạnh toàn diện.

Đối dới doanh nghiệp quân đội, ngoài việc xây dựng tập thể vững mạnh về chính trị - tinh thần thì các chính sách để tạo động lực cũng đóng vai trị hết sức quan trọng, cụ thể ở các nội dung:

a) Tạo động lực làm việc thông qua lương, thưởng

Nhu cầu cuộc sống bao gồm nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Với nhu cầu về vật chất, việc thỏa mãn chúng phụ thuộc vào tiền lương mà người CB CNV nhận được. Mức tiền lương càng cao thì mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng cao. Và khi nhu cầu vật chất được thỏa mãn thì một số nhu cầu về tinh thần cũng được thỏa mãn như được tôn trọng hơn, có khả năng hưởng thụ các dịch vụ văn hóa nhiều hơn… Với nhu cầu tinh thần, tùy thuộc từng loại công việc, cách ứng xử của nhà lãnh đạo, quản lý và tập thể lao động mà mức độ thỏa mãn các nhu cầu tinh thần có thể khác nhau. Tiền lương và phụ cấp là nguồn thu nhập chính, có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người quân nhân. Do đó, mong muốn có thu nhập cao vừa là mục đích, là động lực để cơng chức nỗ lực, say mê trong công việc.

Khen thưởng là công cụ để nhà lãnh đạo, quản lý kích thích sự hăng say, tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm, năng suất và hiệu quả. Trong chế độ khen thưởng cần đưa ra các tiêu chí thưởng dựa trên định hướng đạt được các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Cần phải đặt ra các tiêu chí thưởng rõ ràng, có tính định lượng cao, có thể sử dụng để đánh giá được mức độ hoàn thành các tiêu chí để làm cơ sở xét thưởng chính xác. Mức thưởng phải đủ lớn để kích thích CB CNV phấn đấu đạt được các chỉ tiêu khen thưởng. Cần khen thưởng kịp thời để khuyến khích việc tái lập các hành vi được thưởng. Khen thưởng là một loại kích thích vừa mang yếu tố vật chất vừa có yếu tố tinh thần, có tác dụng tích cực đối với cơng chức trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn, thể hiện sự quan tâm, ghi nhận sự đóng góp của tổ chức đối với cơng chức, do đó tạo thêm động lực làm việc. Quy định khen thưởng trong Quân đội được ban hành theo Thông tư số 160/2014/TT-BQP ngày 09/11/2014 của Bộ trưởng Bộ

Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tóm lại, hoạt động tạo động lực cho NNL có 2 loại: vật chất và phi vật chất. Chế độ đãi ngộ tạo động lực bằng vật chất gồm có: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, trợ cấp, cổ phần... Đãi ngộ bằng vật chất có vai trị rất quan trọng vì trước mắt đáp ứng được những nhu cầu sinh học cơ bản của người lao động, sau đó có tác dụng động viên khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình, say mê, sáng tạo và quan trọng hơn, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cịn đãi ngội phi vật chất thực chất là quá trình chăm lo cuộc sống tinh thần của người lao động thông qua các cơng cụ khơng phải là tiền bạc. Đó là việc chăm lo những nhu cầu đời sống tinh thần đa dạng của người lao động như: niềm vui trong cơng việc, sự cơng bằng, kính trọng, mơi trường giao tiếp... Trong mơi trường doanh nghiệp quân đội, nếu làm tốt chế độ đãi ngộ tạo động lực cho NNL sẽ tạo được sức mạnh to lớn, tạo được những “mệnh lệnh không lời” đối với người lao động, hăng hái làm việc với hiệu quả cao nhất.

Ngoài các biện pháp trên, trong doanh nghiệp đội, đối với người lao động có thành tích xuất sắc sẽ được xem xét các chế độ như chuyển quân nhân, nâng lương, thăng quân hàm trước niên hạn, bổ nhiệm các vị trí quản lý...Cơng tác chính sách tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp quân đội cần phải thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm”.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Cơ khí thuộc Công ty TNHH MTV 751 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w