Các mơ hình chuyển đổi số trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 34 - 37)

1.4 Xu hướng chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại

1.4.2 Các mơ hình chuyển đổi số trong ngân hàng

Trên thế giới, chuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ và đa dạng, mỗi ngân hàng có chiến lược và cách thức chuyển đổi số riêng nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng hệ sinh thái số toàn diện là một ngân hàng số đa năng, có 04 hình thái chủ yếu của ngân hàng số mà các ngân hàng đang hướng đến, đó là:

Ngân hàng số truyền thống: Ngân hàng truyền thống xây dựng thương hiệu

hoặc kênh phân phối ngân hàng số thông qua việc thiết kế, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến và di động mới trên nền tảng kết nối Internet; tập trung vào trải nghiệm của người dùng, nâng cao và tạo sự khác biệt cho các sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng hiện hữu đang có. Hình thái này tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có của ngân hàng truyền thống và sử dụng chung giấy phép hoạt động với ngân hàng truyền thống.

Ngân hàng số mới độc lập: Ngân hàng truyền thống xây dựng ngân hàng số

hoạt động hoàn toàn độc lập với ngân hàng mẹ, toàn bộ từ hệ thống Back-end đến Front- end hoặc xây dựng một ngân hàng số mới hoàn tồn dựa trên nền tảng cốt lõi cơng nghệ số với giấy phép hoạt động riêng.

Ngân hàng số kiểu mới (Neo banks): Đây là hình thái ngân hàng số mà tổ chức

phi ngân hàng (chủ yếu là các Fintech) hợp tác với các ngân hàng truyền thống để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng dịch vụ tài chính. Hình thái này hiện diện chủ yếu tại châu Âu, theo đó tổ chức phi ngân hàng hoạt động dựa trên giấy phép tiền điện tử (E-Money) được cấp.

Ngân hàng số thách thức (Challenger banks): Đây là hình thái mà các ngân

hàng nhỏ mới được cấp giấy phép, lựa chọn phát triển dịch vụ chỉ trên nền tảng số (digital-only banks) và đặt mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống ở một số mảng sản phẩm, dịch vụ nhất định.

Nhìn chung thì các hình thái ngân hàng số hoạt động đa dạng theo mục tiêu và chiến lược riêng. Tuy nhiên, các hình thái này đều hướng đến phát triển ngân hàng số theo 02 mơ hình cơ bản:

Ngân hàng số (Digital banking): Đây là mơ hình mà các ngân hàng truyền

thống thực hiện nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh. Trong mơ hình này, các ngân hàng ứng dụng cơng nghệ vào trong quá trình tương tác với khách khàng (Front-end) nhằm mang tới cho khách hàng một trải nghiệm xuyên suốt với đầy đủ hệ thống an ninh và xác thực; đồng thời ứng dụng cơng nghệ trong quy trình xử lý giao dịch và nội bộ (Back-end) nhằm tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của ngân hàng. Tiến trình chuyển đổi sang ngân hàng số thường diễn ra qua 03 giai đoạn: Thứ nhất, số hóa một phần sản phẩm, quy trình, kênh phân phối; Thứ hai, xây dựng mảng kinh doanh ngân hàng số riêng biệt và

Thứ ba, số hóa tồn bộ hoạt động kinh doanh. Ngân hàng số dựa vào sự phát triển

mới như IoT, Big data, AI, Blockchain,…để gia tăng tương tác với khách hàng thông qua kết nối Internet trên các thiết bị điện tử như điện thoại thơng minh, máy tính bảng, đồng hồ thơng minh, máy tính xách tay,…hay xa hơn là kết nối trên môi trường mạng xã hội.

So với mơ hình ngân hàng truyền thống, ngân hàng số có nhiều lợi thế hơn do có thể hoạt động mọi lúc, mọi nơi ngay trên các thiết bị di động mà khách hàng đang sở hữu. Giao diện lập trình ứng dụng (API) trên ngân hàng số mang lại trải nghiệm mới mẽ, gần gũi và từ đó tạo sự gắn kết với khách hàng. Thay vì lựa chọn đến chi nhánh thì các ngân hàng lựa chọn thao tác trên ứng dụng ngân hàng số nhiều hơn. Ngoài ra, ngân hàng số được lập trình hồn tồn tự động dưới sự hỗ trợ của các cơng nghệ mới (nổi bật là cơng nghệ trí tuệ nhân tạo), hiện đại giúp tiết giảm chi phí vận hành, mang lại hiệu quả và cải thiện được sự trung thành của khách hàng. Ngân hàng số chính là cánh tay nối dài của ngân hàng trong việc nắm bắt các hành vi, trải nghiệm của khách hàng để có định hướng thay đổi, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Ngân hàng mở (Open banking): Đây là mơ hình mà các tổ chức phi ngân hàng

(Non-banks) như Fintech, Bigtech với ưu thế về tập khách hàng lớn và khả năng thu thập, phân tích dữ liệu tham gia vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng. Trong mơ hình này, các ngân hàng thực hiện chia sẽ dữ liệu cho các bên thứ ba (Fintech, Bigtech) nhằm mục đích phát triển các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng thơng qua các giao diện lập trình ứng dụng (API). Theo đó, ngân hàng cho phép bên thứ ba viết ứng dụng và cung cấp dịch vụ từ chính dữ liệu của ngân hàng. Khi được chia sẻ thơng qua Open API, dữ liệu có thể được sử dụng để các cơng ty Fintech tạo thêm nhiều ứng dụng mới, cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng kiểm sốt thơng tin cũng như ra quyết định tốt hơn. Mơ hình ngân hàng này sẽ thay đổi căn bản mơ hình kinh doanh, tiếp thị, kiểm sốt rủi ro, và hoạt động mở là cơ hội cho ngành Ngân hàng đổi mới và phát triển vượt bậc. Mơ hình ngân hàng mở hiện đang mở rộng hệ sinh thái theo 02 hình thức chính:

Ngân hàng dưới dạng dịch vụ (Banking as a Service - BaaS): Với hình thức

hàng kết nối với tổ chức cung ứng hàng hố, dịch vụ thơng qua API và tổ chức cung ứng hàng hoá, dịch vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.

Ngân hàng nền tảng (Banking as a Platform - BaaP): Với hình thức này, các

ngân hàng trả phí cho Fintech; Fintech kết nối với các ngân hàng thơng qua API, qua đó tích hợp các giải pháp vào ứng dụng của ngân hàng và ngân hàng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ mới, thơng minh cho khách hàng thơng qua tích hợp các giải pháp Fintech.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w