Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 93 - 94)

3.4 Kiến nghị

3.4.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, phát triển, hồn thiện hạ tầng số, hệ thống cơng nghệ thông tin và nghiên cứu ứng dụng các cơng nghệ mới

Nâng cấp hạ tầng thanh tốn hiện tại bao gồm hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử và hệ thống thanh toán ACH theo hướng hiện đại hóa, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế; mở rộng các dịch vụ gia tăng; tăng cường khả năng kết nối với các hệ thống khác và thanh toán xuyên biên giới; hỗ trợ chuyển mạch cho các hình thức thanh tốn qua mã QR, ví điện tử; …

Mở rộng hạ tầng kết nối để ứng dụng các công nghệ mới (Big data, AI, Blockchain) trong xử lý dữ liệu, phân loại và cung cấp thơng tin tín dụng của khách hàng; tăng khả năng kết nối giữa CIC với các NHTM để nâng cao hiệu quả khai thác trực tuyến. Đồng thời, xây dựng hạ tầng kết nối tập trung, liên thông để tiến đến khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu khác.

Thứ hai, xây dựng, triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Đã có nhiều thách thức đặt ra trong q trình triển khai các dịch vụ cơng điện tử (tra cứu, cung cấp thông tin) trên nền tảng di động thông minh, nâng cấp một số

dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lên mức độ 4 trên nền tảng cơng nghệ di động. Do đó, NHNN cần triển khai chuyển đổi số theo kiến trúc Chính phủ 2.0, thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý, kiểm tra, giám sát, vận hành nội bộ.

Thứ ba, tạo cơ chế định hướng và khuyến khích hình thành các mơ hình ngân hàng số tồn diện tại các Ngân hàng thương mại

Mỗi NHTM cần xây dựng một chiến lược chuyển đổi số phù hợp với tiềm lực của chính mình trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0 trong phân tích khách hàng; nâng cao trải nghiệm; cá nhân hố sản phẩm, dịch vụ; tối ưu hố quy trình nghiệp vụ và triển khai các mơ hình linh hoạt như mơ hình hoạt động, phát triển sản phẩm theo hướng tinh gọn; mơ hình chi nhánh thơng minh cho phép khách thực hiện các giao dịch tự động/tự phục vụ.

Thiết lập hệ sinh thái số với tính mở cao, cho phép mở rộng kết nối với nhiều ngành, lĩnh vực hướng hợp tác, chia sẽ dữ liệu với bên thứ ba theo mơ hình Open Banking. Ngồi ra, cần chính sách phí phù hợp đối với các giao dịch nhỏ để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trên kênh số.

Bên cạnh việc phát triển ngân hàng số, các NHTM cũng cần nâng cao triển khai khung quản lý rủi ro tổng thể trong hoạt động nghiệp vụ, CNTT, pháp lý,…, đặc biệt là trong xây dựng giải pháp chấm điểm tín dụng hiệu quả để hỗ trợ tiếp cận vốn vay bằng phương thức điện tử thông qua sử dụng kho dữ liệu mở hoặc của bên thứ ba và áp dụng mơ hình chấm điểm hiện đại, đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w