Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số ở một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 40 - 45)

1.6 Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số trên thế giới

1.6.1 Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số ở một số quốc gia trên thế giới

Theo khảo sát của Boston Consulting Group, trên thế giới hiện có khoảng 250 ngân hàng số, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 20% với 50 ngân hàng số đang hoạt động (Jungkiu Choi, Yashraj Erande & Yang Yu, 2021). Đã có rất nhiều các ngân hàng thành cơng với mơ hình kinh doanh trên các nền tảng số như: BBVA (Mỹ); WeBank (Trung Quốc); DBS và UOB (Singapore). Phần lớn các ngân hàng số thành công đều xác định mơ hình kinh doanh theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Sự thống trị của ngân hàng bán lẻ trong cuộc cách mạng ngân hàng số là kết quả của việc tăng cường triển khai các nền tảng ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) và ngân hàng di động (Mobile Banking) cũng như các giải pháp thanh toán trực tuyến bằng việc sử dụng điện thoại thơng minh có kết nối Internet

(Wewege, Lee & Thomsett, 2020).

Tại Mỹ

Mỹ là thị trường tài chính hàng đầu trên thế giới với hệ thống ngân hàng và các hệ sinh thái Fintech phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn số lượng. Trong thời kỳ chuyển đổi số, Mỹ là quốc gia rất thành công trong việc xây dựng cơ chế cho mối quan hệ hợp tác giữa các Fintech và ngân hàng. Tại Mỹ, hầu hết các ngân hàng đều xem quan hệ hợp tác với Fintech là chiến lược quan trọng hàng đầu. Mối quan hệ hợp tác này được các bên thống nhất bằng những quy định cụ thể và hết sức chặt chẽ nhằm mang đến một môi trường kinh doanh chung hiệu quả và an tồn. Theo đó, các ngân hàng là bên cung cấp sản phẩm, dịch vụ; còn Fintech là bên chịu trách nhiệm về việc triển khai các giải pháp công nghệ trên nền tảng kinh doanh của ngân hàng. Đây là mối quan hệ hợp tác hai chiều và được ràng buộc bởi những yêu cầu cụ thể của các bên, chẳng hạn như: Ngân hàng đòi hỏi sự tuân thủ và tin cậy từ các Fintech (phải có trụ sở hoạt động tại Mỹ) và phải đảm bảo giúp cải thiện năng suất, mở rộng

thị phần cho ngân hàng; ngược lại, Fintech yêu cầu các ngân hàng phải có nguồn lực tài chính ổn định khi đầu tư vào các giải pháp, cung cấp các dữ liệu thật và liên tục cập nhật, chính xác, kịp thời trong q trình hợp tác.

Cuối năm 2012, BBVA đầu tư dự án hơn 360 triệu USD để nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Corebanking) nhằm hướng đến việc cung cấp nhiều dịch vụ trực tuyến cho khách hàng (BBVA, 2017). Dự án đã biến ngân hàng trở thành một trong những tổ chức tài chính đầu tiên ở Hoa Kỳ triển khai xử lý thời gian thực và cũng cho phép BBVA trở thành ngân hàng lớn đầu tiên mở nền tảng của mình cho bên thứ ba là Simple (một công ty kỹ thuật số của Hoa Kỳ, cung cấp các giải pháp chi tiêu thông minh và tiết kiệm) (BBVA, 2018). Bước đi của BBVA đã giúp phát triển các doanh nghiệp mới với cách thức làm việc mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tạo nền tảng cho việc chia sẽ, thiết lập các mối quan hệ giữa ngân hàng với các đối tác kỹ thuật số.

Ngoài ra, BBVA cũng định hướng rằng việc hợp tác với những Fintech mới nổi là điều quan trọng nhất để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của chính ngân hàng. BBVA đã tích cực hỗ trợ cho các hệ sinh thái Fintech để xây dựng những trải nghiệm mới và tốt hơn cho khách hàng. Năm 2014, BBVA đã mua lại Neobank Simple, thể hiện một phần chiến lược của ngân hàng nhằm dẫn đầu sự thay đổi cơng nghệ nhanh chóng của ngành tài chính.

Tại Thụy Sĩ

Nắm bắt thị hiếu của khách hàng, một bộ phận của BBVA tại Thụy Sĩ, chuyên về ngân hàng tư nhân đã thực hiện cung cấp một tài khoản cá nhân thế hệ mới (New Gen) hướng đến các nhà đầu tư trẻ tuổi, đây là một tài khoản đầu tư kỹ thuật số 100% và có thể được truy cập với khoản tiền gửi ban đầu là 10.000 USD hoặc số tiền tương đương bằng Euro hoặc Franc Thụy Sĩ (BBVA, 2021). Bằng cách này, BBVA Thụy Sĩ đã đáp ứng nhu cầu của một loạt khách hàng là các nhà đầu tư mới, những người thích hoạt động độc lập bằng cách tận dụng lợi thế của công nghệ hoặc những người đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư vào các lĩnh vực sáng tạo hơn, bền vững hơn và thậm chí vào tài sản tiền điện tử. Để sở hữu tài khoản New Gen, khách hàng thực

hiện đăng ký thông tin qua biểu mẫu, sau đó nhận cuộc gọi nhận dạng qua video và trong vịng chưa đầy 15 phút sẽ có thể bắt đầu giao dịch.

Tài khoản New Gen cung cấp quyền truy cập vào danh mục các công ty và quỹ để khách hàng có thể lựa chọn đầu tư. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể đầu tư vào các tài sản truyền thống như cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư. Ngoài ra, New Gen cũng cho phép khách hàng thiết lập một ví tiền điện tử để lưu trữ, mua và bán bitcoin, tất cả đều được tích hợp hồn tồn với ứng dụng ngân hàng di động cho phép theo dõi việc nắm giữ bitcoin cùng với với phần còn lại của tài sản, quỹ hoặc khoản đầu tư do khách hàng nắm giữ.

Tóm lại, từ sự thành công của BBVA Thụy Sĩ cho thấy tầm quan trọng của việc sáng tạo lại hành trình của khách hàng để mang đến các dịch vụ mang tính cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, liên tục cải thiện và mở rộng các tiện ích có liên quan để đem đếm trải nghiệm xuyên suốt và liền mạch cho khách hàng.

Tại Đức

Commerzbank (Đức) bắt đầu chiến lược Commerzbank 4.0 vào năm 2016 hướng tới mục tiêu số hố 80% quy trình kinh doanh và bắt đầu có kế hoạch tập trung nhiều hơn vào chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số để có thể giảm chi phí hoạt động và tăng khả năng sinh lời. Để thực hiện chiến lược của mình, Commerzbank đã bắt tay đầu tư vào các Fintech và các công ty khởi nghiệp với định hướng công nghệ. Vào tháng 01/2020, Commerzbank đã hoàn tất một thỏa thuận với nhà đầu tư là Petrus Advisers, để tăng cổ phần của mình trong cơng ty Fintech cho về cho vay trực tuyến là Comdirect và tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch tiếp quản các hoạt động kinh doanh của Comdirect trong tương lai gần.

Gần đây, Commerzbank đã đầu tư 1,7 tỷ Euro vào chiến lược số hóa hoạt động ngân hàng của mình và lên kế hoạch giảm bớt số lượng các chi nhánh giao dịch truyền thống. Toàn bộ số vốn sẽ được đầu tư vào các dịch vụ công nghệ thông tin của ngân hàng và cơ sở hạ tầng liên quan để số hóa các quy trình chính và tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng. Kế hoạch của Commerzbank sẽ tập trung vào

việc giảm đáng kể chi phí hoạt động khoảng 1,4 tỷ Euro, tương đương khoảng 20% vào năm 2024 (Omar Faridi, 2021). Đến nay, Commerzbank đã cắt giảm khoảng 200 chi nhánh và số lượng lớn nhân viên, điều này xuất phát từ thực tế khi nhiều ngân hàng trên tồn cầu đã đóng cửa vĩnh viễn các chi nhánh ngân hàng của mình vì người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số trong mơi trường hậu Covid-19 vì có thể sẽ kém an toàn khi đến các địa điểm kinh doanh truyền thống.

Một ngân hàng số khác cũng rất thành công của Đức là N26 – một Neobanks hoạt động theo mơ hình ngân hàng nền tảng, có khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng. N26 là ngân hàng hoạt động hoàn toàn trên nền tảng số, được cấp phép hoạt động ngân hàng từ năm 2016. N26 chủ yếu cung cấp các dịch vụ qua ứng dụng di động. Ban đầu N26 chỉ tập trung phát triển hai dịch vụ ngân hàng cơ bản là thấu chi và cấp tín dụng vi mơ. Đến nay, N26 đã mở rộng cung cấp rất nhiều các dịch khác trên ứng dụng di động thông qua việc kết nối, hợp tác với các công ty Fintech khác, một số dịch vụ khả dụng trên N26 có thể thực hiện như: Nộp, rút tiền mặt thông qua đối tác Barzahlen; Chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế thông qua Mastercard và TransferWise; đầu tư tự động thông qua Vaamo và Cho vay sinh viên thông qua Auximoney. Sự thành cơng của N26 càng khẳng định hiệu quả tích cực trong mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài giữa ngân hàng và Fintech trong phát triển hệ sinh thái số.

Tại Trung Quốc

Tại Châu Á, Trung Quốc là quốc gia điển hình cho phát triển hoạt động của ngân hàng số, với sự thuận lợi về hệ thống hạ tầng kỹ thuật cùng với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và Ngân hàng Trung ương nhằm đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển ngân hàng số. WebBank chính là một trong những ngân hàng số đầu tiên của Trung Quốc và là một trong những ngân hàng số hàng đầu trên thế giới hiện đang phục vụ khoảng 200 triệu khách hàng. Ngay sau khi thành lập, WeBank đã ứng dụng nhiều khả năng của Fintech thế hệ mới trong các lĩnh vực AI, Blockchain, điện toán đám mây và Bigdata. Cách mà WeBank tiếp cận Fintech có thể sẽ khơi dậy cảm hứng cho ngành Ngân hàng trong phát triển ngân hàng số.

Thành công từ ngân hàng số WeBank cũng như nhiều ngân hàng số khác tại Trung Quốc còn đến từ sự hỗ trợ của Chính phủ. Trung Quốc đã xây dựng được khung pháp lý cũng như các chính sách cho phát triển ngân hàng số trên phạm vi tồn quốc. Ngân hàng Trung ương chính là cơ quan giúp chính phủ quản lý và đưa ra các chính sách trong lĩnh vực này. Với các quy định về quản lý ngân hàng điện tử, hướng dẫn về đánh giá mức độ bảo mật của ngân hàng điện tử, Ngân hàng Trung ương cũng đưa ra tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro và bảo mật đối với dịch vụ này theo nguyên tắc Basel. Bảo vệ người tiêu dùng cũng là một trong những mục tiêu chính được chính phủ Trung Quốc rất quan tâm, nhất là trong ngành tài chính số. Thêm nữa, nhằm giúp hệ thống ngân hàng phát triển nhanh mơ hình ngân hàng số, Chính phủ Trung Quốc xác định phải xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ cho chuyển đổi kỹ thuật số với trọng tâm là các cơng nghệ AI, Iot, điện tốn đám mây và Blockchain. Ngoài ra, các yếu tố về con người cho phát triển ngân hàng số cũng được Chính phủ Trung Quốc rất chú trọng đầu tư, với đội ngũ các chuyên gia trong và ngồi nước đến từ các quốc gia có hệ thống ngân hàng số phát triển như Mỹ, Anh.

Tại Singapore

Theo cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS), những năm gần đây đã diễn ra cuộc đua thành lập ngân hàng số tại quốc gia này. Với chính sách mở cửa trong lĩnh vực ngân hàng, nhiều doanh nghiệp và tổ chức lớn đã tham gia vào thị trường tài chính Singapore với nhiều ngân hàng mới được thành lập, trong đó có các ngân hàng số mới. Với sự tham gia của nhiều ngân hàng mới trong và ngồi Singapore, sẽ tạo ra một mơi trường cạnh tranh rất khốc liệt với các ngân hàng có truyền thống tại quốc đảo này như DBS hay UOB.

DBS là một trong những ngân hàng Singapore đầu tiên thành công với mơ hình ngân hàng số. Tận dụng các chính sách mở cửa, DBS đã thiết lập ngân hàng thuần kỹ thuật số với thương hiệu Digibank by DBS tại Indonesia và Ấn Độ. Sau đó, đón đầu được xu hướng cơng nghệ, DBS tiếp tục tung ra Wealth Chat - một dịch vụ hỗ trợ bằng câu lệnh cho phép thực hiện giao dịch tài khoản ngay trên tin nhắn Whatsapp hoặc WeChat. Ngoài ra, bản thân DBS cũng đã tiến hành xác định lại mơ hình hoạt động trong bối cảnh mới khi các mô hình truyền thống đã khơng cịn phù hợp, sự

chuyển đổi linh hoạt này sau đó đã giúp DBS sở hữu nền tảng thanh toán điện tử phổ biến lớn thứ 2 tại Singapore.

Cịn tại UOB, việc tích hợp các cơng nghệ mới vào nền tảng ngân hàng truyền thống đã giúp ngân hàng định hình lại trải nghiệm của khách hàng. Không giống với DBS xây dựng kênh ngân hàng số riêng qua ứng dụng trên di động, UOB có cách nhìn tồn diện hơn về ngân hàng số với việc tận dụng lợi thế sẵn có về mạng lưới hoạt động rộng khắp các nước Đơng Nam Á, UOB lựa chọn tích hợp các cơng nghệ vào ngay các chi nhánh truyền thống với việc bố trí các khu vực giao dịch tự động ngay bên trong không gian làm việc của chi nhánh. Sự thay đổi này vừa mang đến cho khách hàng sự quen thuộc vừa tạo cảm giác mới lạ trong trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng.

Tóm lại, với những chính sách mở cửa của chính phủ Singapore đã tạo điều kiện rất tốt để ngân hàng số phát triển, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước cũng như giữa các ngân hàng số với các ngân hàng truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w