Tổng quan về hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 48 - 50)

Hệ thống Ngân hàng Việt Nam với lịch sử hơn 70 năm hình thành và phát triển đã trải qua nhiều chặng đường với rất nhiều dấu ấn nổi bật. Trong hơn 70 năm qua, hệ thống ngân hàng đã phát triển nhanh, đa dạng về sở hữu, mơ hình quản trị dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc mơ hình ngân hàng hợp tác xã đã lần lượt ra đời cùng với hệ thống các tổ chức tài chính vi mơ đã phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh, thành phố. Quá trình đổi mới và phát triển khu vực ngân hàng tiếp tục nắm giữ vai trị rất quan trọng trong hệ thống tài chính của nền kinh tế, là kênh dẫn vốn chủ lực của nền kinh tế.

Hình 2.1: Nhận diện thương hiệu một số NHTM Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp)

Cho đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ xét cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Nếu như đầu những năm 1990, tại Việt Nam, 4 NHTM Nhà nước chiếm gần như toàn bộ thị trường tiền gửi và cho vay ở Việt Nam thì cho đến nay, theo số liệu của NHNN, tính đến 31/12/2021, hệ thống NHTM có sự hiện diện kinh doanh của 46 ngân hàng, trong đó bao gồm: 4 NHTM Nhà nước (do Nhà nước sở hữu 100% vốn), 31 NHTM cổ phần (bao gồm các Ngân hàng do Nhà nước nắm giữ cổ phần kiểm sốt trên 50%), 9 NHTM 100% vốn nước ngồi và 2 NHTM

liên doanh. Ngồi ra, cịn có 52 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hiện đang tham gia hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của các NHTM không ngừng mở rộng và gia tăng sự hiện diện đến từng địa phương, tạo điều kiện cho việc phổ biến các dịch vụ ngân hàng đến từng người dân.

Bên cạnh đó, quy mơ hoạt động của hệ thống NHTM ngày càng lớn mạnh và từng bước tiệm cận với các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam đã cải thiện đáng kể sự lành mạnh về tài chính, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, góp phần tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc của nền kinh tế như là đại dịch Covid-19, các biến động tiêu cực, các bất ổn bên ngoài diễn ra trong thời gian vừa qua. Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản có tồn hệ thống đạt gần 14.381.639 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 652.930 tỷ đồng. Tính trên tồn hệ thống các TCTD, tốc độ tăng trưởng trung bình tổng tài sản có và vốn điều lệ lần lượt là 7,53% và 8,32%. Hiệu quả hoạt động của các NHTM ngày càng phát huy được vai trò là ngành xương sống của nền kinh tế với tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi trung bình đạt trên 70%, giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn tín dụng trong nền kinh tế.

Bảng 2.1 - Các chỉ tiêu cơ bản của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Đơn

vị tính: tỷ đồng, %) Loại hình NHTM Tổng tài sản có Tốc độ tăng trưởn g Vốn điều lệ Tốc độ tăng trưởn g Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi

NHTM Nhà nước 6.209.729 7,22 169.690 9,29 80,93

NHTM Cổ phần 6.602.082 9,07 348.481 9,88 70,64

NHTM nước

ngoài, liên doanh 1.569.828 3,1 134.759 2,65 41,49

Tổng cộng 14.381.639 - 652.930 - -

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số liệu đến 30/9/2021)

Về khả năng quản trị rủi ro, đến nay, 86% các NHTM, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đã đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II, một số ngân hàng đã hoàn tất

cả 3 trụ cột quan trọng của Basel II và đang định hướng xây dựng lộ trình triển khai áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn theo Basel III trong thời gian tới. Việc sớm hoàn thành các trụ cột theo Basel II sẽ giúp các ngân hàng có thêm nguồn lực để phát triển kinh doanh, trong đó định hướng chuyển đổi số là một trong những mục tiêu mà các NHTM Việt Nam quan tâm hàng đầu, nhằm bắt kịp xu hướng thị trường và sự phát triển của cơng nghệ.

Bảng 2.2 - Tỷ lệ an tồn vốn của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Loại hình NHTM Vốn tự có (tỷ đồng) Tỷ lệ an tồn vốn (%) NHTM Nhà nước 354.774 9,17 NHTM Cổ phần 548.064 11,38 NHTM nước ngoài 212.170 18,94

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số liệu đến 30/9/2021)

Về hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời của các NHTM ngày càng cải thiện, tính đến 30/9/2021, theo số liệu thống kê từ 28 NHTM có niêm yết, tổng lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng ước đạt 139.294 tỷ đồng, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2020. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh được thực hiện bởi NHNN (NHNN), có 78,8% TCTD ước tính lợi nhuận cả năm 2021 sẽ tăng trưởng dương và bước sang năm 2022, có 95% TCTD kỳ vọng lợi nhuận của đơn vị sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w