Định hướng, chủ trương chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 89 - 91)

3.2.1 Định hướng thúc đẩy chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam

Hoàn thiện hành lang pháp lý là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các ngân hàng tiếp cận kịp thời với các thành tựu của CMCN 4.0; tạo điều kiện thuận lợi cho các mơ hình kinh doanh mới phát triển; nâng cao năng lực quản trị, điều hành phù hợp với các quy định của pháp luật. Các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số chính là cơng cụ để đánh giá hiệu quả của chuyển đổi số.

Trong phát triển ngân hàng số, các thành tựu của CMCN 4.0 phải được ứng dụng một cách triệt để; ưu tiên đầu tư phát triển, nâng cấp công nghệ mới; ưu tiên nguồn lực để phát triển ngân hàng số; mở rộng các hình thức thanh tốn số, trong đó trọng tâm là việc kết nối liền mạch giữa các ngân hàng trong hệ thống thanh toán quốc gia. Ngoài ra, chuyển đổi số phải đi đơi với cơng tác đảm bảo an ninh, an tồn hoạt động, bảo vệ quyền lợi của người dân khi tham gia giao dịch với ngân hàng, tạo sự ổn định, lành mạnh của toàn hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu áp dụng các kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới về ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phát triển ngân hàng số và có các giải pháp triển khai đối với Việt Nam.

Đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN theo hướng hiện đại, ứng dụng và khai thác hiệu quả thành tựu của CMCN 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ.

Các NHTM phát triển các mơ hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính tồn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung thống nhất có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số và nâng cao chất lượng phục vụ tăng tính tiện ích trải nghiệm cho khách hàng.

3.2.2 Chủ trương trong chuyển đổi số ngân hàng tại Việt Nam

Huy động lực lượng các chuyên gia chuyển đổi số từ trong và ngồi nước tham gia kiến tạo mơi trường số hóa; thúc đẩy các hoạt động giao lưu, kết nối, hợp tác, chia sẽ kinh nghiệm về chuyển đổi số; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong chuyển đổi số; quán triệt, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong chuyển đổi số; chủ động giám sát kết quả triển khai các chính sách.

Đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện hiệu quả “Đề án Phát triển ứng dụng

dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử”. Đẩy nhanh tiến độ kết nối, chia

sẽ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia để các đơn vị được cấp quyền có thể khai thác phục vụ cho xác thực, định danh điện tử. Xây dựng và hoàn thiện các ứng dụng trên nền tảng di động tiến đến thiết lập hệ sinh thái công dân số.

Tận dụng tối đa mọi nguồn lực cho chuyển đổi số, tài nguyên thông tin, dữ liệu phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực, tránh lãng phí, đặc biệt tài nguyên chuyển đổi số càng khai thác phải càng hiệu quả, càng phát triển.

Phương châm thực hiện chuyển đổi số là “nhanh nhất có thể, nhiều nhất có

thể, hiệu quả nhất có thể, kịp thời nhất có thể với những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn cuộc sống”. Phát triển chuyển đổi số phải có mục tiêu, lộ trình và kế hoạch tiến

hành rõ ràng, cụ thể.

Phân cấp, phân quyền vai trò, trách nhiệm của từng cá thể trong bộ máy hoạt động. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Người đứng đầu, người chun trách chuyển đổi số phải có tầm nhìn chiến lược. chuyển đổi số phải có tính kế thừa, kết hợp với thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phải ứng dụng được các thành tựu khoa học, công nghệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w