3.1.1 Tiềm năng về dân số
Theo Báo cáo của We Are Social và Hootsuite, đến tháng 01/2021, dân số Việt Nam đạt 97,75 triệu dân, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó có 37,7% dân số sống ở thành thị. Cơ cấu dân số từ 16 – 64 tuổi chiếm 67,4% với 65,9 triệu người, đây là cơ cấu dân số vàng ở độ tuổi được đào tạo thành thạo các kỹ năng để dễ dàng tiếp cận với công nghệ cao. Do đó, các NHTM Việt Nam được địi hỏi phải phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn phát triển của từng đối tượng nhằm giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và đảm bảo tính an tồn, bảo mật thơng tin. Với yếu tố về dân số trẻ sẽ là tiềm năng rất lớn khi phát triển các dịch vụ ngân hàng số, đặc biệt với sự hiện diện ngày càng lớn của dân số thuộc hế hệ Z (và các thế hệ tiếp theo) là những người u thích về cơng nghệ và có sự tương tác thường xuyên với công nghệ sẽ ngày càng thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng số phát triển mạnh mẽ hơn nữa, và đây chính là đối tượng khách hàng chính của các dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam trong thời gian tới.
3.1.2 Tiềm tăng về Internet
Tại Việt Nam, Internet đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng số, bởi vì, nếu khơng có sự xuất hiện của các kết nối internet thì sự ra đời của ngân hàng số trở nên vơ nghĩa, hay nói cách khác thì các ngân hàng số sẽ trở thành như một món “phụ kiện” mang theo mà hồn tồn khơng thể sử dụng được. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của internet tại Việt Nam là vô cùng mạnh mẽ, không những gia tăng về số lượng người dùng mà chất lượng kết nối internet cũng ngày càng được cải thiện tốt hơn, đáp ứng phần lớn các nhu cầu truy cập của người dân. Theo thống kê của We Are Social và Hootsuite, đến tháng 01/2021, tổng số người dùng internet tại Việt Nam là 68,72 triệu người với tỷ lệ thâm nhập là 70,3% trên tổng dân số, tăng 0,8% tương ứng với 551 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2020. Sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông
tin mà đặc biệt là việc sử dụng internet trong những năm gần đây là một tiềm năng lớn cho sự trỗi dậy của các ngân hàng số trong tương lai. Trên thực tế, các NHTM tại Việt Nam cũng đang tận dụng triệt để sự phổ biến của internet để đa dạng hóa nền tảng sử dụng các dịch vụ ngân hàng số của mình, tạo cho khách hàng sự thuận lợi và dễ dàng mỗi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Cùng với đó, hạ tầng cơng nghệ cũng thường xun được nâng cấp, cải thiện để mang đến sự ổn định và liên tục cập nhật các tính năng bảo mật, đảm bảo truy cập của khách được an toàn và bảo mật tốt nhất.
3.1.3 Tiềm năng về phương tiện kết nối Internet
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các hình thức và thiết bị kết nối internet cũng ngày càng đa dạng. Các thiết bị này dần trở thành những phương tiện khơng thể thiếu đối với mỗi người dùng. Chính vì vậy, phương tiện kết nối Internet trở thành một công cụ hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng số, nếu như khơng có sự xuất hiện của các công cụ vật lý để truy cập vào các dịch vụ ngân hàng số thì ngân hàng số sẽ khó có thể đạt được kết quả như kỳ vọng. Dưới sự phát triển của các cơng ty Fintech đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm hay là các phương tiện kết nối Internet như là: điện thoại di động, máy tính bàn, laptop, máy tính bảng,…từ đó dần thay đổi thói quen sử dụng của người dùng, thay vì lựa chọn sử dụng các dịch vụ truyền thống thì giờ đây khách hàng lựa chọn sử dụng các dịch vụ qua kênh số hóa được phát triển ngay trên chính các thiết bị của mình.
Theo Báo cáo của We Are Social và Hootsuite, đến tháng 01/2021, có đến 94,7% số người dùng Internet tại Việt Nam lựa chọn truy cập Internet qua các thiết bị di động và trong độ tuổi từ 16 – 64 tuổi, 96,9% người dùng có sở hữu điện thoại thơng minh, 66,1% có sở hữu máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn và 31,9% người dùng có sở hữu máy tính bảng. Ngồi ra, Việt Nam cũng có 154,4 triệu thuê bao di động, tăng 1,3 triệu thuê bao so với năm 2020 và chiếm 157,9% so với tổng dân số. Bên cạnh đó là sự phát triển của hạ tầng mạng di động với việc nâng cấp băng tầng kết nối Internet ngày càng nhanh hơn và ổn định hơn từ 3G đến 4G và hiện đang dần phổ biến kết nối 5G, giúp cho việc truy cập internet của người dùng trở nên nhanh chóng hơn. Như vậy, quy mơ thị trường điện tử của Viêt Nam là vô cùng rộng lớn
với tỷ lệ khách hàng sử dụng điện thoại thông minh cao là thị trường tiềm năng lớn cho lĩnh vực ngân hàng số.
3.1.4 Tiềm năng về thanh toán điện tử
Theo số liệu thống kê của Vụ Thanh tốn thuộc NHNN, hiện tại có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn qua internet, 49 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động, 30 NHTM và 6 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp triển khai, cả nước hiện có khoảng trên 80.000 điểm thanh tốn qua mã QR. Cũng theo số liệu, số lượng thanh toán qua các kênh điện tử tăng đáng kể trong 05 năm qua, tổng số lượng thanh toán qua kênh internet tăng 262,5%, giá trị thanh toán tăng 353%, thanh toán di động tăng 1.000% về số lượng nhưng tăng tới 3.000% về giá trị, cho thấy cơng nghệ càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi theo.
Bảng 3.1 - Số liệu về thanh toán nội địa qua Internet và Mobile Banking
Chỉ tiêu Số lượng giao dịch (Món) Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)
Internet 167.313.020 8.444.405
Mobile Banking 506.596.199 4.993.449
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số liệu đến quý III năm 2021)
Ngồi ra, nhu cầu thanh tốn điện tử, đặc biệt là các hình thức thanh tốn qua ngân hàng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ bởi xu hướng mua sắm trực tuyến dưới sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử. Các kênh bán hàng trực tuyến đã được thúc đẩy một cách gián tiếp trong giai đoạn giãn cách vì đại dịch Covid-19. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra tại Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 (VOBF 2022), trong giai đoạn 2020 - 2021 đã có thêm 60 triệu người dùng mới trong tồn khu vực Đơng Nam Á (trong đó, riêng Việt Nam có thêm 8 triệu người dùng), trong đó, 20 triệu người dùng mới tham gia ngay trong nửa đầu năm 2021. Cịn theo Bộ Cơng thương, doanh thu toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Thực tế này là cơ sở để thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, nhất là khi hoạt động logistics đã gần như trở lại bình thường so
với trước đại dịch. Trong thời kỳ hậu Covid-19, Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á (quy mô ước đạt đến 16 tỷ USD), chỉ sau Indonesia.
Ở Việt Nam, những năm gần đây với định hướng giảm tỷ lệ giao dịch tiền mặt, tăng tỷ lệ sử dụng các dịch vụ thanh toán phi tiền mặt đã làm cho số lượng và tổng giá trị các giao dịch thơng qua ví điện tử và các ứng dụng thanh tốn không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng nhiều năm nay như: MoMo, VNPay, ShopeePay (trước đây là Airpay), ViettelPay, ZaloPay, Moca (GrabPay), Payoo, thị trường ví điện tử đang ngày càng sơi động hơn với sự góp mặt của hàng loạt Fintech Việt tài năng và cả các tập đồn lớn có hệ sinh thái đa dạng như: VinID (thuộc VinGroup), VNPT Pay (thuộc VNPT), SenPay (thuộc FPT), MobiFone Pay (thuộc MobiFone), eM (đã được Alibaba mua lại một phần cổ phần và đang tích hợp vào Lazada), SmartPay, G-Pay, …