Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 56 - 61)

Nam

2.4.1 Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ

Sự phát triển của công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật công nghệ mà cụ thể là mạng Internet và sự lan tỏa của các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đến khắp nơi trên thế giới là nhân tố chính đã thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng tại nhiều lĩnh vực. Tại Việt Nam, trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành Ngân hàng đã khơng ngừng được hồn thiện và nâng cấp.

a. Hệ thống ngân hàng lõi (CBS):

Hầu hết các CBS đang áp dụng tại Việt Nam đều được các ngân hàng mua lại từ các đối tác nước ngồi vì để xây dựng lại một CBS từ những bước đầu tiên là cực kỳ phức tạp và tốn nhiều thời gian, khơng những thế chi phí xây dựng thậm chí cịn cao hơn chi phí bản quyền mua lại. Do vậy, thay vì xây dựng mới một CBS, các ngân hàng đã lựa chọn phương án tốn ít thời gian và chi phí hơn, đó là đầu tư mua lại bản quyền của các hệ thống đã được phát triển trên thị trường bởi các nhà cung cấp uy tín và có thể sẵn sàng sử dụng ngay lập tức. Rõ ràng đây là một lựa chọn ít rủi ro hơn hẳn so với việc đầu tư mới. Ngoài ra, các CBS phục vụ trong hoạt động ngân hàng thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình cũ nên việc tìm kiếm đội ngũ nhân lực có khả năng thơng hiểu và phát triển được hệ thống trên nền ngơn ngữ lập trình cũ này là vơ cùng khan hiếm. Ngược lại, việc mua lại bản quyền sau đó xây dựng một đội ngũ kỹ thuật có chun mơn cao để tiếp tục duy trì, theo dõi hoạt động của hệ thống hoặc phát triển thêm các ứng dụng cần thiết cho ngân hàng trên nền hệ thống sẵn có sẽ là một cơng việc đơn giản hơn rất nhiều.

Mặc dù phần lớn CBS đang sử dụng tại Việt Nam đều có tuổi đời rất lâu nhưng các hệ thống này vẫn thường xuyên được nâng cấp, cập nhật, hiện đại hóa để khơng bị lạc hậu so với sự phát triển của công nghệ trên thế giới và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, CBS mà các ngân hàng Việt Nam lựa chọn đều là các hệ thống đã được khai thác sử dụng bởi các ngân hàng lớn trên thế giới nên đảm bảo về tính ổn định, tính bảo mật và tuân thủ các tiêu chuẩn người dùng một cách khắt khe.

Điển hình như tại MBBank, Techcombank, Sacombank, VPBank hiện đang sử dụng hệ thống hàng đầu thế giới là Temenos từ Thụy Sĩ; còn tại VCB, VietinBank, BIDV hiện đang sử dụng hệ thống Silverlake Axis lâu đời đến từ Malaysia.

b. Hạ tầng hệ thống thanh toán:

Hiện nay, hoạt động thanh toán qua ngân hàng của Việt Nam chủ yếu được xử lý qua các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức, vận hành và quản lý như hệ thống thanh toán bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ngồi ra, cịn có hệ thống chuyển mạch và thanh toán bù trừ thẻ và các hệ thống thanh toán nội bộ, thanh toán song phương do một số TCTD tổ chức, vận hành và quản lý. Đối với các giao dịch thanh toán quốc tế được chủ yếu xử lý qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU) do các TCTD trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS): Là hệ thống thanh tốn có

tuổi đời lâu nhất tại Việt Nam, được phát triển bởi NHNN dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. IBPS là hệ thống thanh toán trực tuyến, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế và là một trong những kênh thanh toán nhanh nhất hiện nay tại Việt Nam. Hệ thống IBPS đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về tốc độ xử lý và tính bảo mật. Hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tiếp tục được nâng cấp theo hướng tập trung, hiện đại, đóng vai trị là hệ thống thanh tốn xương sống quốc gia, kết nối với các hệ thống khác trong nền kinh tế. IBPS chính là nền tảng quan trọng để các NHTM phát triển các phương tiện, dịch vụ TTKDTM cho khách hàng.

Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử (NAPAS): Là hệ thống cung

ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử duy nhất tại Việt Nam. NAPAS hiện đang quản trị và vận hành hệ thống chuyển mạch kết nối liên thông hơn 19.600 máy ATM, gần 360.000 máy POS phục vụ hơn 120 triệu chủ thẻ. Sản phẩm, dịch vụ của NAPAS có độ bao phủ tới tập khách hàng trực tiếp của hơn 100 tổ chức thành viên là các TCTD và trung gian thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; các tổ chức thanh toán quốc tế; hơn 200 đối tác là các đơn vị cung cấp dịch vụ công; các đơn vị chấp nhận thanh toán; các nhà cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực hàng

không, viễn thông, khách sạn, du lịch, siêu thị, sàn giao dịch thương mại điện tử. Với vai trị Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia và cung ứng hạ tầng thanh toán bán lẻ cho nền kinh tế, NAPAS đã và đang phối hợp với các ngân hàng, trung gian thanh toán và đối tác cung cấp các dịch vụ thanh tốn thơng qua thẻ và tài khoản ngân hàng, góp phần đa dạng hóa hệ sinh thái TTKDTM ở Việt Nam.

Hệ thống thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ (ACH): Là hệ thống

thanh tốn do NHNN chủ trì xây dựng và chính thức hoạt động từ năm 2020. ACH cung cấp dịch vụ thanh toán theo thời gian thực, xử lý giao dịch đa kênh và hoạt động liên tục 24/7. Tiêu chuẩn kỹ thuật được triển khai xuyên suốt trong toàn bộ hạ tầng ACH dựa trên tiêu chuẩn ISO 20022 có khả năng mở rộng nhanh và dễ dàng tích hợp giữa các hệ thống.

c. Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC):

CIC là tổ chức của NHNN, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thơng tin tín dụng của các khách hàng có quan hệ tín dụng nhằm phục vụ cho hoạt động của các ngân hàng. CIC là một trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia. Thời gian qua, CIC ln chủ động tìm kiếm các cơng nghệ mới để đảm bảo xây dựng kho dữ liệu thơng tin tín dụng đầy đủ, thống nhất, chất lượng cao. CIC đã rất nỗ lực trong việc mở rộng và hồn thiện cơ sở dữ liệu thơng tin tín dụng quốc gia cả về độ bao phủ và chiều sâu thơng tin. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ thơng tin tín dụng của CIC liên tục được cải thiện. Hầu hết các mặt hoạt động của CIC đều được số hóa, điện tử hóa, có tính tự động cao và đảm bảo an tồn, bảo mật thơng tin; hình thành mạng lưới đa kênh tới tất cả các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức tài chính tiêu dùng, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ), tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng kịp thời báo cáo thông tin và tiếp cận sản phẩm dịch vụ của CIC phục vụ hoạt động kinh doanh.

d. Kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

Hiện tại Chính phủ Việt Nam đang định hướng triển khai số hóa tồn diện với việc cho phép cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kết nối, chia sẽ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu ngành, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Thơng qua đó, các ngân hàng có thể

thực hiện định danh, xác thực thơng tin khách hàng qua thẻ căn cước công dân gắn chip mới (CCCD) bằng phương thức điện tử. Đồng thời, CCCD chip mới hỗ trợ ngân hàng trong quá trình xác thực, giảm thời gian tác nghiệp, loại bỏ được các rủi ro giả mạo, sai sót. Trong chiến lược chuyển đổi số mới, các ngân hàng cũng bắt đầu xây dựng lộ trình phát triển các sản phẩm, ứng dụng CCCD chip mới trong giao dịch ngân hàng, đồng thời thực hiện mở rộng nâng cấp hệ thống để cung cấp các dịch vụ như nộp tiền, rút tiền, thanh toán bằng thẻ CCCD của khách hàng, trước tiên là ngay tại máy ATM của ngân hàng.

2.4.2 Chi phí đầu tư cho chuyển đổi số

Chi phí đầu tư cho công nghệ trong xây dựng ngân hàng số thường rất lớn. Thêm vào đó, cơng nghệ ngày càng thay đổi nhanh chóng nên vịng đời đầu tư thường khơng dài. Chính vì vậy, u cầu đặt ra với các ngân hàng là phải thường xuyên cập nhật, nâng cấp, đổi mới công nghệ cho phù hợp với từng giai đoạn. Có nghĩa là chi phí bỏ ra cho cơng nghệ của các ngân hàng không phải một lần là được, mà phải bỏ ra nhiều lần và thường xuyên cho việc thay mới công nghệ. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay tỷ lệ chi đầu tư công nghệ chiếm đến 8,7% trên tổng ngân sách của ngân hàng. Con số này là khá cao so với các ngành khác, nhưng dự đốn là sẽ cịn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Như vậy việc chuyển đổi số, từng bước xây dựng ngân hàng số tuy có thể mang lại lợi ích dài hạn cho các ngân hàng, nhưng trước mắt các ngân hàng cần bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư ban đầu và chi phí thường niên để đổi mới công nghệ thường xuyên.

2.4.3 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cho chuyển đổi số là một trong những yếu tố thách thức đối với tiến trình chuyển đổi số ở các NHTM Việt Nam. Theo một khảo sát của Navigos Search, tại Việt Nam, chuyển đổi số đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng đối với các nhân sự chất lượng cao gia tăng mạnh mẽ với. Các vị trí tuyển dụng như chuyên gia phát triển sản phẩm số, chuyên gia lập trình ứng dụng ngân hàng hiện đang được rất nhiều ngân hàng săn đón. Tuy nhiên, do đặc thù ngành nghề, đội ngũ nhân sự kỹ thuật ngành ngân hàng địi hỏi phải có các hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ

ngân hàng, về các quy định pháp lý cũng như quy định về quản trị rủi ro. Không những thế, với yêu cầu của chuyển đổi số, các nhân sự này cũng cần trang bị thêm cho mình các kỹ năng số, các kiến thức về các công nghệ mới nhu AI, Blockchain, Big data,…để đáp ứng được các u cầu tuyển dụng. Trên thực tế thì cơng tác đào tạo tại Việt Nam hiện vẫn cịn chậm hơn sự phát triển của cơng nghệ. Do đó, khơng ít các NHTM tại Việt Nam hiện đang hướng đến phương án thuê các nhân sự kỹ thuật có chun mơn cao từ nước ngồi hoặc các kỹ sư CNTT là người Việt Nam từng là du học sinh ở nước ngồi về để đảm trách cơng tác phát triển ngân hàng số.

Bên cạnh đó, sự phát triển của Fintech càng khiến cho vấn đề nhân sự tại các ngân hàng thêm phần khó khăn, bởi các Fintech là những người sẵn sàng chi những khoản thù lao to lớn cho các nhân sự kỹ thuật có chun mơn cao hơn là các ngân hàng. Lý do là Fintech chỉ tập trung duy nhất vào công tác phát triển giải pháp nên số lượng nhân sự ở các Fintech thường không nhiều, trong khi ngân sách chi trả thù lao thì được phân bổ lớn. Trong khi đó, ngân hàng là tổ chức kinh doanh với lực lượng nhân sự được đánh giá là lớn nhất trong các ngành nghề (tại Việt Nam, một số ngân hàng lớn có đến khoảng 20 - 30 nghìn nhân sự trên tồn hệ thống), do đó chi phí nhân sự cũng là một vấn đề mà các ngân hàng phải cân nhắc một cách thận trọng. Mặc dù, ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức thì phương án nhân sự ngành tài chính – ngân hàng đang dần được giải quyết bởi sự thay thế của máy móc hiện đại nhưng tại Việt Nam thì bài tốn về nhân sự vẫn đang được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, các NHTM Việt Nam hiện đang trong tình trạng thiếu hụt nhân sự chất lượng cao để phục vụ cho chiến lược chuyển đổi số.

2.4.4 Hành lang pháp lý

Về mặt quản lý điều hành về dịch vụ ngân hàng số, hiện vẫn chưa có văn bản quy định riêng, nhưng đã được tích hợp vào một số văn bản liên quan. Tuy vậy để phát triển các dịch vụ ngân hàng số một cách hoàn thiện, ngoài nỗ lực của bản thân các NHTM, cần hơn nữa sự quan tâm hỗ trợ của NHNN trong việc kiện toàn hành lang pháp lý, khung chính sách. Trong đó, NHNN cần sớm hồn thiện mơi trường chính sách, tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng nhanh công nghệ số trong hoạt động ngân hàng; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý, quy trình nghiệp

vụ phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, Nghị định giao dịch điện tử và các văn bản pháp quy liên quan trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w