CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
2.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
Ngày 09/01/1990, UBND Thành phố Hà Nội ký quyết định thành lập Công ty Bảo hiểm xã hội đối với lao động ngồi quốc doanh, với mục tiêu chính là tổ chức thí điểm Dự thảo điều lệ BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh trong các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội; nghiên cứu xác lập mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động BHXH sao cho phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều thành phần. Thời gian thí điểm được xác định từ 2 đến 3 năm.
Ngày 31/10/1992, UBND Thành phố Hà Nội ký quyết định thành lập Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội trên cơ sở kết hợp Cơng ty BHXH ngồi quốc doanh với phần sự nghiệp BHXH trong khu vực Nhà nước từ Sở Lao động – Thương binh và xã hội chuyển sang. Đây có thể nói là bước đột phá về mặt tổ chức, bước đầu làm thay đổi nhận thức của nhiều người về BHXH đội với các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho Hà Nội tiếp thục nghiên cứu những nội dung tiếp theo mang tính nghiệp vụ nhiều hơn.
Ngày 22/06/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 43/NĐ-CP quy định các chế độ BHXH bắt buộc áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế không phân biệt trong hay ngồi quốc doanh.
Ngày 19/02/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 19/NĐ-CP về việc thành lập BHXH Việt Nam theo cơ cấu ba cấp. Ngày 15/06/1995, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ký quyết định thành lập BHXH Thành phố Hà Nội trên cơ sở BHXH Hà Nội tiếp nhận thêm phầm sự nghiệp từ Liên đoàn Lao động Thành phố chuyển sang. Ngay sau đó, BHXH các quận huyện được thành lập, tạo thành một hệ thống tổ chức chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương. Nhiệm vụ của BHXH cơ bản thời điểm này là thực hiện quản lý thu – chi, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tham
gia BHXH và những người được hưởng chế độ chính sách BHXH từ trước năm 1995. Cuối năm 2001, Chính phủ ký quyết định chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Từ 01/2003, BHXH Thành phố Hà Nội tiếp nhận toàn bộ bộ máy cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm y tế Hà Nội và Bảo hiểm y tế các ngành Giao thông vận tải, dầu khí, than chuyển sang. Từ đây, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội thực hiện tồn diện chính sách Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc, Bảo hiểm y tế tự nguyện đội với nhân dân và người lao động trên địa bàn Thủ đô.
Từ 01/08/2008, trên cơ sở sáp nhập địa giới hành chính của Thành phố Hà Nội với tỉnh Hà Tây và một số xã thuộc huyện Lương Sơn – Hịa Bình và huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc, Bảo hiểm xã hội Thành phố cũng đã sáp nhập cùng BHXH tỉnh Hà Tây và tiếp nhận thêm BHXH huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc.
Sau 20 năm thành lập và phát triển, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ mà cả chất lượng hoạt động, đủ sức gánh vác nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Chính phủ đã giao phó. Tính đến năm 2015, BHXH Thành phố Hà Nội có 41 đơn vị trực thuộc, gồm 11 phòng nghiệp vụ và 30 Bảo hiểm xã hội quận/huyện/thị xã với 1563 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng. Trong đó trên 70% cán bộ là nữ giới; 90,94% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học; số cán bộ dưới 30 tuổi chiếm khoảng 30%; 47% cán bộ là Đảng viên; Đảng bộ BHXH Thành phố Hà Nội gồm 206 Đảng viên, cùng với tổ chức Cơng đồn, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên hoạt động trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố Hà Nội. Dưới sự lãnh đạo của BHXH Việt Nam và Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, cùng với sự đoàn kết phấn đấu của các cán bộ, cơng chức, viên chức tồn ngành, BHXH Thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng trong hoạt động, tiếp tục ổn định công tác tổ chức cán bộ, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt đơng từ thành phố tới các quận/huyện/thị xã nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống người lao động và ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Thủ đơ. Cơng tác cải cách hành chính ln được BHXH Thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm
và triển khai thực hiện hiệu quả trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được BHXH Thành phố quan tâm, chú trọng, đặc biệt ứng dụng thành cơng phần mềm “một cửa điện tử” tại BHXH tồn thành phố. Việc ứng dụng hiệu quả công tác công nghệ thông tin trong chuyên môn nghiệp vụ, quản lý điều hành, nghiên cứu khoa học…tạo bước chuyển quan trọng trong cơng tác cải cách hành chính tại BHXH Thành phố.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
2.1.2.1. Chức năng
BHXH Thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý quỹ BHXH trên địa bàn Thành phố Hà Nội .
BHXH chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính của UBND Thành phố Hà Nội.
BHXH Thành phố Hà Nội có cơn dấu, tài khoản riêng, có trụ sở riêng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 12/12/2002 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
BHXH Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
-Xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác năm, trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt.
-Tổ chức xét duyệt hồ sơ giải quyết các chế độ BHXH; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. -Tổ chức thực thu các khoản thu BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng theo đúng quy định. - Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn kinh phí; thực hiện chế độ kế tốn, thống kê theo các quy định của Nhà nước, của BHXH Việt Nam và hướng dẫn các đơn vị
BHXH cấp dưới thực hiện.
- Kiểm tra thực hiện chế độ BHXH của các đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn Thành phố Hà Nội .
- Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước và cấp trên của các đơn vị quản lý, sử dụng lao động để xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực BHXH.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền. - Tổ chức thơng tin, tun truyền, phổ biến các chính sách BHXH, BHYT - Quản lý tổ chức, biên chế cán bộ, cơng chức, viên chức, tài chính, tài sản thuộc BHXH Thành phố Hà Nội theo phân cấp.
- Thực hiện báo cáo với BHXH Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội theo quy định.
2.1.2.3. Bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức: Bộ máy của BHXH TP Hà Nội gồm 11 phòng chức năng và 30 đơn vị trực thuộc là các BHXH quận/huyện/thị xã có tư cách pháp nhân riêng, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Đứng đầu các BHXH quận/huyện/thị xã là Giám đốc BHXH quận/huyện/thị xã.
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)
Hình 2. 1. Bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội
Cơ cấu tổ chức: Bộ máy của BHXH TP Hà Nội gồm 11 phòng chức năng và 29 đơn vị trực thuộc là các BHXH quận/huyện/thị xã có tư cách pháp nhân riêng, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Đứng đầu các BHXH quận/huyện/thị xã là Giám đốc BHXH quận/huyện/thị xã.
Cơ cấu tổ chức hiện tại của BHXH TP Hà Nội được đánh giá là tương đối hợp lý, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị