CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
Để phát triển nguồn nhân lực một cách hoàn thiện và đạt hiệu quả tốt nhất là một việc làm tốn rất nhiều chi phí, chỉ một mình các doanh nghiệp khơng thể đủ lực mà phải có sự giúp đỡ của Nhà nước.
Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đều vướng phải một tình trạng chung, là chất lượng nguồn nhân lực đầu vào chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, mức độ đào tạo thấp. Người lao động muốn được đào tạo thì lại phải
trả tiền trong khi điều kiện của họ lại hạn chế. Các doanh nghiệp thì khơng đủ năng lực về tài chính để có thể đào tạo lại tồn bộ. Vì vậy, Nhà nước nên có những hỗ trợ về giáo dục như sau:
- Đào tạo các nhà quản lý, thơng qua các khố đào tạo ngắn hạn, các khoá huấn luyện, giúp họ am hiểu hơn về luật pháp, kinh tế, công nghệ... đào tạo các kỹ năng quản lý thông qua các lớp ngắn hạn, các chương trình hội thảo
- Phổ biến các thông tin về luật pháp như: chế độ tiền lương, phúc lợi bắt buộc… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi hội thảo chuyên đề. - Bên cạnh đó, cũng cần có các trung tâm kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng đầu ra của các trường đào tạo.
- Ngồi ra, việc cung cấp thơng tin cho các doanh nghiệp về nhân sự cũng là việc làm cần khuyến khích: Kết hợp với các doanh nghiệp mở các hội chợ việc làm (có thể ngay tại các trường đại học, cao đẳng...), các chương trình tiếp xúc giữa sinh viên và nhà doanh nghiệp.
- Xây dựng và hoàn thiện hơn về hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, điện nước, kết hợp với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người lao động với giá thấp.
- Cuối cùng, Nhà nước cần có những biện pháp kìm giá sinh hoạt để tiền lương thực tế đảm bảo cho người lao động.