Thực trạng phát triển số lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại BHXH hà nội v6 u (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nộ

2.2.1. Thực trạng phát triển số lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành

trong thời gian qua

2.2.1. Thực trạng phát triển số lượng nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phố Hà Nội

2.2.1.1. Phát triển về quy mô

(Đơn vị: Người)

(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự)

Hình 2. 2. Biến động về tổng số công nhân viên qua các năm 2017 – 2019

Qua hình 2.2 ta có nhận xét: Qui mơ nguồn nhân lực của BHXH tăng giảm không ổn định qua các năm 2017 -2019, tăng trong năm 2018 nhưng giảm trong năm 2019. Cụ thể, năm 2017 số CBCNV là 1368 người, đến năm 2018 số CBCNV tăng lên đạt 1409 người tương ứng tăng 41 người với tốc độ tăng là 3,01% so với năm 2017. Sang năm 2019 số CBCNV của Công ty giảm 33 người tương ứng giảm là

2,34% so năm 2018. Ta thấy qui mô nguồn nhân lực của BHXH Hà Nội bị giảm sút trong năm 2019, điều này là do BHXH Hà Nội đã có những chính sách tinh giảm bộ máy, chọn lọc nhân sự bố trí sắp xếp lại đội ngũ nhân sự để đảm bảo sự tinh gọn cho bộ máy.

2.2.1.2. Phát triển về cơ cấu

a) Theo giới tính

Xét về cơ cấu giới tính, nhân lực Cơng ty là nam giới chiếm tỷ lệ cao (trên 55%), nữ giới chiếm tỷ lệ thấp (dưới 45%). Tỷ lệ CBCNV là nữ giới có sự thay đổi theo hướng giảm xuống qua các năm.

Bảng 2. 1. Thực trạng cơ cấu nguồn CBCNV ở BHXH Hà Nội

Cơng ty tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số người Cơ cấu

(%) Số người Cơ cấu

(%) Số người Cơ cấu (%) Theo giới tính 1368 100,0% 1409 100,0% 1376 100,0% Nam 375 27,4% 385 27,3% 375 27,3% Nữ 993 72,6% 1024 72,7% 1001 72,7% (Nguồn: Phịng hành chính nhân sự) (Nguồn: Phịng hành chính nhân sự)

Hình 2. 3. Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty 2017-2019

Qua bảng 2. 1Ta có nhận xét: trong cơ cấu nguồn nhân lực của BHXH Hà Nội thì Nữ giới chiếm tỷ trọng lớn hơn Nam giới. Cụ thể năm 2017 số CBCNV là nữ giới có 993 người chiếm 72,6% nam giới 375 người chiếm tỷ trọng 27,4%, đến năm 2018

tỷ lệ nữ tăng lên đạt 72,7% tương ứng tăng là 41 người nam giới là 385 người tăng 10 người chiếm tỷ trọng 27,3% so với năm 2017, đến năm 2019 nữ giới là 1001 người giảm 23 người và nam giới 375 người giảm 10 người so năm 2018. Tỷ lệ Nữ cao hơn so nam giới là do đặc thù của BHXH Hà Nội công việc cần nhiều nữ hơn so nam giới. Đây là thực trạng chung của BHXH Việt Nam do điều kiện công tác cũng như những đặc thù công việc mà CBCNV là nam giới thường ít hơn so với nữ giới.

b) Cơ cấu nguồn nhân lực theo tính chất công việc

Bảng 2. 2. Thực trạng cơ cấu nguồn CBCNV ở BHXH Hà Nội theo tính chất cơng việc

(Đơn vị: Người)

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số

người Cơ cấu (%)

Số

người Cơ cấu (%)

Số

người Cơ cấu (%)

Theo tính chất cơng việc

1.368 100,0% 1.409 100,0% 1.376 100,0% Chuyên viên cao cấp

4 0,3% 2 0,1% 2 0,1% Chuyên viên chính 103 7,5% 161 11,4% 158 11,5% Chuyên viên 1.085 79,3% 1.133 80,4% 1.099 79,9% Cán sự 102 7,5% 88 6,2% 43 3,1% Khác 74 5,4% 75 5,3% 74 5,4% (Nguồn: Phịng hành chính nhân sự) (Nguồn: Phịng hành chính nhân sự)

Hình 2. 4. Biến động nguồn nhân lực của BHXH Hà Nội theo tính chất cơng việc 2017-2019

Qua bảng 2.2 Ta có nhận xét: Chuyên viên tại BHXH Hà Nội chiếm tỷ trọng cao nhất trung bình hơn 75% so với các chức vụ khác, điều này do đặc thù của BHXH Hà Nội. Cụ thể, năm 2017 Chuyên viên là 1085 người chiếm tỷ trọng 79,3% cịn Chun viên chính chiếm tỷ trọng 7,5%, chuyên viên cao cấp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 0,3% với 4 người, cán sự có 102 người chiếm tỷ trọng 7,5%. Đến năm 2019 Chuyên viên là 1099 người giảm 34 người so với năm 20148 và chiếm tỷ trọng 79,9% cịn Chun viên chính 158 người giảm 3 người so với năm 2018 chiếm tỷ trọng 11,5%, chuyên viên cao cấp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 0,1% với 2 người, cán sự có 43 người giảm 45 người chiếm tỷ trọng 3,1%, ta thấy tỷ trọng của chuyên viên cao cấp, cán sự đều giảm, chuyên viên và chuyên viên chính tăng tỷ trọng trong năm 2019. Nguyên nhân do BHXH Hà Nội giảm số lượng chuyên viên và cán sự để chuyên biệt hóa đội ngũ nhân lực của mình, muốn phát triển nguồn nhân lực thì Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo phát triển lực lượng lao động này một cách chuyên nghiệp.

c) Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi

Bảng 2. 3. Cơ cấu nguồn nhân lực BHXH Hà Nội theo độ tuổi

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%)

Theo tuổi 1368 100,0% 1409 100,0% 1376 100,0%

Dưới 30 325 23,8% 355 25,2% 195 14,2%

Từ 30 - 50 912 66,7% 933 66,2% 1045 75,9%

Trên 50 131 9,6% 115 8,2% 136 9,9%

(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự)

Hình 2. 5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của BHXH Hà Nội 2017-2019

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, tỷ lệ CBCNV nằm trong nhóm độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình trên 65% mỗi năm và có xu hướng tăng tỷ trọng trong giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể, nhóm tuổi 30-50, năm 2017 có 912 người chiếm 66,7%, năm 2018 chiếm tỷ trọng 66,2% với 933 người tương ứng tăng 21 người với tốc độ tăng là 2,3% so với năm 2017 và năm 2019 chiếm tỷ trọng là 75,9% có 1045 người tương ứng tăng với tốc độ tăng là 12% so với năm 2018; nhóm tuổi dưới 30, năm 2017 có 325 người chiếm 23,8% và độ tuổi trên 50 chiếm tỷ trọng là 9,6%, năm 2018 tỷ lệ trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng là 8,2% giảm 1,4% so với năm 2017, năm 2019 độ tuổi trên 50 chiếm tỷ trọng là 9,9%, ta thấy nhóm tuổi trên 50 và 30-50 tăng tỷ trọng trong năm 2019, điều này là do có nhiều lao động trong độ tuổi dưới 30 BHXH Hà Nội cho nghỉ việc và có một số chuyển sang doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại BHXH hà nội v6 u (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)