Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại BHXH hà nội v6 u (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội thành

2.3.1. Nhân tố chủ quan

2.3.2.1. Mục tiêu định hướng phát triển của BHXH Hà Nội

Mục tiêu của BHXH Hà Nội trong những năm tới đến 2020 là xây dựng, hoàn thiện mơ hình tổ chức và cơ chế quản lý của BHXH Hà Nội nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập khu vực và quốc tế.

tổ chức, nhằm khắc phục những điểm yếu, tận dụng ưu điểm nhanh chóng nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực cạnh tranh trên thị trường, chất lượng cuộc sống của CBCNV trong toàn Doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý lãnh đạo, tuyển chọn và giữ chân người tài vào Doanh nghiệp để sử dụng.

Ban Giám đốc Doanh nghiệp luôn coi trọng đào tạo nâng cao năng lực CBCNV để có được sự phát triển bền vững của BHXH Hà Nội. Điều này thể hiện qua quy mơ chương trình đào tạo của Doanh nghiệp đang thực hiện nhằm tiến đến xây dựng lên một cơ chế chính sách cởi mở và linh hoạt trong cơng tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho từng giai đoạn, từng ngành nghề lao động, đáp ứng yêu cầu hiện tại và lâu dài, phục vụ kịp thời cho sự lớn mạnh liên tục của doanh nghiệp.

Tất cả các định hướng, mục tiêu để phát triển Doanh nghiệp nói trên là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng CBCNV của BHXH Hà Nội.

2.3.2.2. Quan điểm lãnh đạo của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội

Nhận thức rõ về tầm quan trọng của nhân lực Thu Bảo hiểm xã hội đối với sự hoạt động và phát triển của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội, ban lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội luôn quan tâm và mong muốn đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo nhân lực nói chung cũng như nhân lực Thu Bảo hiểm xã hội nói riêng, coi đó là một trong những nhiệm vụ chiến lược của Bảo hiểm xã hội Thành phố. Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội đã xem xét, nghiên cứu và vận dụng tốt quan điểm nhìn nhận, đánh giá về con người, về lực lượng lao động, làm cơ sở quyết định phương hướng xây dựng, tổ chức, sắp xếp nhân sự, và cơ cấu lao động hợp lý nhằm thúc đẩy hoạt động. Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực Thu bảo hiểm. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động và chi phối nên đôi khi ban lãnh đạo chưa chú trọng và đầu tư đúng mức, kịp thời cho hoạt động đào tạo chưa được xét duyệt đã gây khó khăn khơng nhỏ cho cơng tác đào tạo.

Qua đó ta thấy rằng kế hoạch đào tạo nhân lực là một công cụ quan trọng để phát triển nhân lực. Thật vậy, chỉ khi Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có chính

sách, kế hoạch này rõ ràng thì đào tạo nhân lực Thu mới được quan tâm xứng đáng và việc lựa chọn đúng người đi đào tạo sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn. Vì lẽ đó, kế hoạch đào tạo nhân lực phải được triển khai cụ thể bằng văn bản đến từng cán bộ công chức viên chức.

2.3.2.3. Quản trị nguồn nhân lực của BHXH Hà Nội

- Một là, tạo động lực CBCNV thông qua đánh giá công việc:

Đối với công tác quản lý cán bộ thì đánh giá CBCNV là khâu quan trọng. Kết quả đánh giá đúng sẽ có tác dụng làm cho họ hăng hái, hào hứng làm việc; ngược lại, sẽ đưa lại kết quả tiêu cực.

Hiện nay, việc đánh giá CBCNV được thực hiện hàng tháng, BHXH Hà Nội tiến hành đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của CBCNV, viên chức theo bản tự báo cáo cơng việc cá nhân. Dựa vào đó sẽ đánh giá mức độ hồn thành cơng việc là tốt, khá hay trung bình.

Các chỉ tiêu được đưa ra đã tương đối cụ thể, tuy nhiên việc xếp loại vẫn còn mang tính chất cào bằng, chưa phân loại được mức độ rõ ràng nên thực sự vẫn chưa ghi nhận được sự công hiến thực sự của CBCNV.

- Hai là, tạo động lực về vật chất (chế độ lương, phụ cấp; khen thưởng và phúc

lợi)

Trong những năm qua, BHXH Hà Nội đã thực hiện tốt các chính sách chế độ về tiền lương, phụ cấp, chế độ tiền thưởng và phúc lợi xã hội. Kết quả đạt được đã có tác dụng khuyến khích CBCNV của Doanh nghiệp, như là động lực để phát triển đội ngũ này, có thể khái quát những kết quả đạt được như sau:

a, Về tiền lương và phụ cấp: - Thực hiện chế độ tiền lương:

+ Đã thực hiện chính sách, chế độ tiền lương cơ bản của Nhà nước quy định cho CBCNV kịp thời, đảm bảo được quyền lợi chính đáng của CBCNV.

+ Hệ số tiền lương tăng thêm: Theo Quyết định số 37/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm mức chi tiền lương, thu nhập BHXH Hà Nội

giai đoạn 2012 – 2019 và hướng dẫn của Bộ Tài chính, BHXH Hà Nội Việt Nam đã thí điểm cho CBCNV hệ số bằng 1,8 lần.

+ Bổ sung thu nhập: Ngoài tiền lương tăng thêm, BHXH Hà Nội cũng đã thực hiện chi bổ sung thu nhập cho CBCNV với mức bằng 0,2 lần so với tiền lương Nhà nước quy định.

Bảng 2. 11. Mức lương bình quân của CBCNV BHXH Hà Nội

Năm Mức lương bình quân/người/tháng

2016 5.485.680 VNĐ

2017 5.831.732 VNĐ

2018 6.216.346 VNĐ

2019 7.510.144 VNĐ

(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự)

Hình 2. 7. Biểu đồ mức lương bình quân của CBCNV BHXH Hà Nội BHXH Hà Nội

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Nhận xét:

Ta thấy mức lương của BHXH Hà Nội tăng đều qua các năm 2016-2019, điều này cho thấy ban Giám đốc Doanh nghiệp luôn nỗ lực quan tâm đến đời sống của CBCNV. Mức lương năm 2017 tăng thêm 0,3 triệu đồng so năm 2016 và năm 2018 tăng 0,4 triệu đồng so năm 2017 và mức lương 2019 là 7,5 triệu đồng.

- Thực hiện chế độ phụ cấp:

nghiệp đã thực hiện chi chế độ phụ cấp theo lương để bổ sung thu nhập cho CBCNV, giúp họ ổn định cuộc sống, có tác dụng khuyến khích an tâm cơng tác và học tập nâng cao trình độ để làm việc có hiệu quả hơn.

b. Về tiền thưởng:

Hiện nay, BHXH Hà Nội đang thực hiện khen thưởng thường xuyên cho CBCNV trong Doanh nghiệp dựa theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết luật thi đua khen thưởng và Quyết định số 615/QĐ- CTy ngày 05/6/2011 của BHXH Hà Nội về sửa đổi một số điều quy chế thi đua khen thưởng, Doanh nghiệp đã thực hiện chi tiền thưởng cho tập thể và cá nhân như sau:

- Thưởng cố định: là khoản tiền thưởng NLĐ chắc chắn sẽ nhận được và không

thay đổi qua các năm.

Bảng 2. 12. Quy định về thưởng cố định của BHXH Hà Nội

STT Dịp lễ Tiền thưởng

1 Tết dương lịch 500.000 VNĐ

2 Tết âm lịch 1 tháng lương + 500.000 VNĐ

3 Kỷ niệm ngày thành lập BHXH Hà Nội 500.000 VNĐ

4 Quốc tế lao động 300.000 VNĐ

(Nguồn: Phịng hành chính nhân sự) - Thưởng khơng cố định: là khoản tiền thưởng có thể sẽ nhận được và thay đổi

tùy từng trường hợp thực tế: - Thưởng cá nhân:

Mức chi tiền thưởng phụ thuộc vào danh hiệu, danh hiệu càng cao thì mức thưởng càng lớn. Ví dụ: Bằng khen của tỉnh được thưởng 1.500.000 đồng; mức thưởng thấp nhất là giấy khen của Doanh nghiệp được thưởng 300.000 đồng.

- Thưởng tập thể:

Mức chi tiền thưởng cũng được thực hiện theo danh hiệu thi đua từng năm. Mức cao nhất là cờ thi đua của BHXH Hà Nội được 42.000.000 đồng và thấp nhất là giấy khen được 600.000 đồng.

- Tiền thưởng từ quỹ phúc lợi xã hội:

Mức chi tiền thưởng từ quỹ phúc lợi xã hội được thực hiện như sau:

+ Đối với đơn vị xếp loại I: mức tiền thưởng bình quân cho 01 người/quý bằng 02 tháng lương cơ sở;

+ Đối với đơn vị xếp loại II: mức tiền thưởng bình quân cho 01 người/quý bằng 1,5 tháng lương cơ sở;

+ Đối với đơn vị xếp loại III: mức tiền thưởng bình quân cho 01 người/quý bằng 01 tháng lương cơ sở.

- Thưởng năm:

Căn cứ vào nguồn quỹ Khen thưởng phúc lợi hiện có, phịng Hành chính – Kế tốn phối hợp với Cơng đồn cơ sở Doanh nghiệp trình Giám đốc xem xét quyết định thưởng cho CBCNV theo tối thiểu 01 tháng tiền lương ngạch bậc, chức vụ hiện hưởng của từng người.

Trên đây là các hình thức khen thưởng về vật chất (bằng tiền Việt Nam đồng); một mặt đã khuyến khích CBCNV làm việc hiệu quả, nâng cao trình độ và mặt khác, để họ tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Tuy vậy, mặt tồn tại của chế độ khen thưởng là vẫn cịn mang tính “cào bằng”, chưa thật sự khuyến khích CBCNV có trình độ và làm việc thực sự có hiệu quả.

2.3.2.4. Văn hóa doanh nghiệp

BHXH Hà Nội với bề dầy truyền thống và đã đạt nhiều phần thưởng, giấy khen, bằng khen của Đảng và Nhà nước do đó mà kế thừa truyền thống tốt đẹp đó. BHXH Hà Nội ln tạo dựng một văn hóa doanh nghiệp với phương châm “Sâu sắc

trong triết lí – Sáng suốt trong lãnh đạo - Tuyệt hảo trong chất lượng”. Trong những

năm qua BHXH Hà Nội ln cố gắng tạo một bầu khơng khí làm việc thân thiện và cởi mở giữa tất cả mọi người trong Doanh nghiệp nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả công việc. Những người lãnh đạo trong BHXH Hà Nội gọi những nhân viên của mình là người cộng tác, chứ không đơn thuần coi họ là người làm thuê. Các nhân viên làm việc tại BHXH Hà Nội luôn ở trong một trạng thái thoải mái nên đó cũng là điều mà

Hà Nội.

Các CBCNV của BHXH Hà Nội chủ yếu là những người đã có thâm niên cơng tác lâu năm, rất ít cán bộ trẻ, vì vậy kinh nghiệm trong cơng tác cũng như trong quản lý cũng giúp họ phần nào trong tổ chức quản lý với từng nhóm nhân viên khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tạo dựng được những truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ trẻ noi gương. Tuy nhiên khơng phải cán bộ nào cũng có năng lực tốt để quản lý hiệu quả CBCNV thuộc quyền của mình, do đó Doanh nghiệp cần có một những chính sách hỗ trợ để tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng và cả CBCNV.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại BHXH hà nội v6 u (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)