1- Biện pháp chuyển loại đất
Biện pháp chuyển loại đất là chuyển từ loại sử dụng này sang loại sử dụng khác với mục đích tạo ra cơ cấu đất sử dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Nguyên tắc cơ bản của biện pháp chuyển loại đất là chỉ chuyển loại đất sử dụng có hiệu quả kinh tế thấp sang loại sử dụng có hiệu quả kinh tế cao. Có các hướng chuyển loại đất sau:
- Đất khai hoang mới đưa vào các mục đích sử dụng khác nhau;
- Mở rộng diện tích đất nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao (nhất là đất 3 vụ/năm và đất trồng cây lâu năm).
- Tăng vụ trên diện tích đất canh tác hiện có (đất 1 vụ, 2 vụ/năm và đất chuyên màu).
- Cải tạo hình dạng và vị trí phân bố của các khoanh đất do các yếu tố địa hình, thủy văn, vị trí điểm dân cư gây nên hoặc đất nằm phân tán, xen kẽ... để có thể chuyển sang mục đích sử dụng mới.
2- Các biện pháp cải tạo đất
Mỗi loại đất đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chẳng hạn, đất đồi núi hạn chế cơ bản là độ dốc cộng với lượng mưa lớn tập trung làm cho đất bị xói mịn, rửa trơi; đất bạc màu thì nghèo chất dinh dưỡng và khơng có kết cấu; đất cát ven biển bị nhiễm phèn và mặn; đất ngập nước thường xun có nhiều diện tích bị hóa chua v.v... Những hạn chế đó gây nhiều trở ngại cho việc tổ chức sử dụng đất có hiệu quả. Mục đích của việc cải tạo đất là bằng những biện pháp tác động thích hợp làm thay đổi một số tính chất của đất theo hướng có lợi cho việc sử dụng. Các biện pháp cải tạo đất rất đa dạng được áp dụng cho các loại đất khác nhau để cải tạo những tính chất đất khác nhau.
Các biện pháp cải tạo đất bao gồm:
+ Biện pháp thục hóa đất là biện pháp ban đầu để đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như chặt cây, dọn gốc, dọn đá, dọn vệ sinh bề mặt, san ủi gò đống, lấp ao hồ, thùng vũng, phay đất, phá bờ ruộng, đường đi, kênh mương không cần thiết v.v...
+ Biện pháp xây dựng hệ thống tưới tiêu cải tạo đất nhằm cải tạo chế độ nước của đất, tưới
tiêu hợp lý cho cây trồng và thau chua, rửa mặn và rửa phèn;
+ Biện pháp kỹ thuật canh tác là biện pháp cải tạo một số tính chất lý hóa của đất qua việc làm đất khoa học, bón phân hợp lý, thực hiện chế độ luân canh cây trồng, tăng tỉ lệ cây họ đậu trong cơ cấu diện tích gieo trồng, trồng cây phân xanh cải tạo đất v.v...
+ Biện pháp hóa học là sử dụng một số chất hóa học bón vào đất có thể làm thay đổi tính
chất đất như bón vơi để khử chua, bón betonite để tăng khả năng giữ ẩm, dung tích hấp thu của đất và tăng hiệu quả sử dụng phân bón v.v...
Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất nhiệm vụ đặt ra là phải đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các yếu tố tự nhiên và chú ý đến khả năng thay đổi, cải tạo điều kiện môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của các q trình có thể làm hủy hoại đất. Do đó, khi phân bổ đất đai vấn đề đặc biệt quan trọng là:
- Tuân thủ chế độ sử dụng đất cần thiết trên khu vực bị xói mịn. ở nước ta, xói mịn là một tai họa gây hậu quả nghiêm trọng, nên chống xói mịn là một nhu cầu cấp thiết và cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp: Biện pháp tổ chức quản lý đất đai, biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp trồng rừng giữ đất, giữ nước, biện pháp cơng trình thủy lợi bảo vệ đất, biện pháp hóa học...
- Ngăn ngừa và đề phịng các q trình gây tổn hại đến lớp đất mặt, nguồn nước, thảm thực vật, giới động vật, bầu khí quyển...
2.4.2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp a. Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp a. Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp
Thực trạng hiện nay đất nơng nghiệp ln có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau (lấy làm đất ở, chuyển sang mục đích chun dùng, thối hóa đất,...). Trong khi đó, dân số lại tăng quá nhanh, nhưng tiềm năng đất đai có thể khai thác đưa vào sản xuất nơng nghiệp lại rất hạn chế. Vì vậy, việc dự báo nhu cầu đất nông nghiệp trước hết phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ diện tích cho một lao động có khả năng tự ni sống mình và thực hiện nghĩa vụ với xã hội. Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nơng nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nơng nghiệp bị chuyển đổi mục đích do nhu cầu của xã hội.
Diện tích các loại đất nơng nghiệp dự báo ở năm định hình quy hoạch được tính theo cơng thức sau:
SNQ = SNH - SNC + SNK
Trong đó:
SNQ - Đất nơng nghiệp năm quy hoạch;
SNH - Đất nông nghiệp năm hiện trạng;
SNC - Đất nơng nghiệp chuyển mục đích phi nơng nghiệp trong thời kỳ quy hoạch;
SNK - Đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ.
Đất khai hoang mới đưa vào sản xuất nông nghiệp được quyết định bởi các yếu tố sau: - Diện tích đất có thể khai hoang;
- Nhu cầu mở rộng và khả năng đền bù diện tích đất;
- Khả năng thực tế về vốn và lao động của người sử dụng đất;
- Hiệu quả kinh tế của việc khai hoang, thể hiện qua hiệu quả sử dụng đất, mức tăng thu nhập của sản phẩm, tăng lãi và thời hạn hoàn vốn ngắn.