Hiệu quả dự án quy hoạch phát triển nơng thơn thể hiện ở khía cạnh ảnh hưởng của dự án đến sự tiến bộ xã hội và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu BG_QHPTNT (Trang 75 - 76)

- (Giá trị sản lƣợng cây CN = Tổng Giá trị sản lƣợng cây Công nghiệp Của đơn vị diện tích đất ) Diện tích đất đa

b. Về sản xuất nông nghiệp: Cần tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ

7.1.3. Hiệu quả dự án quy hoạch phát triển nơng thơn thể hiện ở khía cạnh ảnh hưởng của dự án đến sự tiến bộ xã hội và phát triển nguồn nhân lực

của dự án đến sự tiến bộ xã hội và phát triển nguồn nhân lực

Sự tiến bộ xã hội chung quy là sự tiến bộ (biến đổi) yếu tố con người. Sự tiến bộ xã hội được thể hiện qua các chỉ tiêu như: tuổi thọ bình quân trong dân số, mức tăng dân số hàng năm, số calo bình quân đầu người, trình độ học vấn trong dân số và các chỉ số phát triển khác.

Thông qua quy hoạch phát triển, các nhà hoạch định chính sách đầu tư giành một phần thích đáng cho việc đầu tư cho sự tiến bộ xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng v.v... Nhờ vậy có thể gắn kết sự phát triển kinh tế với sự phát triển xã hội thông qua việc cải thiện các chỉ số phát triển xã hội.

Sự điều chỉnh đầu tư phát triển sẽ cho phép chú ý đến các dự án đào tạo giáo dục và dạy nghề. Đây là hướng đi rất quan trọng nhằm nâng cao khả năng phát triển nguồn nhân lực của vùng. ở Việt Nam, có 80% lao động tập trung ở vùng nơng thơn. Vì vậy, việc đầu tư đúng mức cho giáo dục sẽ nâng cao trình độ, tay nghề của lực lượng lao động chủ yếu hiện nay. Thông qua quy hoạch phát triển, cơ cấu đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực được điều chỉnh hợp lý, tránh sự mất cân đối trong đầu tư giữa các lĩnh vực khác nhau. Nhờ vậy sự phát triển trở nên đồng đều và bền vững. ở đây cần nhớ rằng, sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là hai phạm trù tương đối độc lập. Một vùng có thể có sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa chắc vùng đó đã có được sự phát triển về mặt xã hội tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế đó. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là một phương tiện cơ bản để có thể có được sự phát triển nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện, chưa phản ánh đầy đủ sự tiến bộ xã hội [ Tăng trưởng chưa hoàn toàn là phát triển, song tăng trưởng lại là một nội dung cơ bản để có được phát triển.

* Các chỉ số về phát triển xã hội

Để làm rõ sự tiến bộ xã hội do tăng trưởng đưa lại, người ta sử dụng các chỉ số nói lên sự tiến bộ xã hội, mà xoay quanh là sự biến đổi của con người, bao gồm các chỉ số sau:

1/ Tuổi thọ bình quân trong dân số

Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở mỗi thời kỳ nhất định phản ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong nước. Trong đó bao hàm sự văn minh trong đời sống, sự trong sạch về môi trường và mức sống sinh hoạt vật chất, tinh thần được nâng cao. Hầu hết các nước có mức sống thấp do kinh tế kém phát triển, môi trường ô nhiễm đều có tuổi thọ bình qn thấp (dưới 50). Ở các nước phát triển chỉ số đó đều trên 70 tuổi. Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã đạt được tuổi thọ trung bình là 67 tuổi. Nếu xếp bậc theo chỉ số phát triển con người (HDI) thì Việt Nam đứng hàng thứ 122 trong tổng số 174 nước, cao hơn 26 bậc so với mức xếp hạng về giá trị GDP trên đầu người. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã thành cơng trong việc chuyển hố thành quả của sự tăng trưởng kinh tế thành chất lượng cao hơn tương ứng cho cuộc sống của người dân

2/ Mức tăng dân số hàng năm

Mức tăng dân số tự nhiên hàng năm là một chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu người. Trên thực tế cho thấy hiện tượng mức tăng dân số cao luôn đi đôi với sự lạc hậu và đói nghèo. Các nước phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên thấp (dưới 2 hoặc 1%), còn các nước kém phát triển đều ở mức từ 2 - 3% thậm chí trên 3%.

3/ Số calo bình quân đầu người (calo/người/ngày)

Chỉ số này phản ánh mức cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu với mọi người dân về lương thực thực phẩm hàng ngày được quy đổi thành calo. Nó cho thấy một nền kinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản như thế nào. Với nền kinh tế đã phát triển thì chỉ tiêu này ít có ý nghĩa, hơn nữa nó có những hạn chế trong cách tính tốn.

4/ Trình độ học vấn (tỷ lệ người biết chữ ) trong dân số

(Ngược lại tỷ lệ người mù chữ trong dân số)

Cùng đi với chỉ số này còn dùng chỉ số tỷ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi đi học, hay trình độ phổ cập văn hố của người lao động trong dân số. Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội. Xã hội hiện đại đã coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là

lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dại hạn. Tỷ lệ người biết chữ và trẻ em đi học cao đồng nghĩa với sự văn minh xã hội, và nó thường đi đơi với nền kinh tế có mức tăng trưởng cao. Do vậy nó là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của một nước.

5/ Các chỉ số khác về phát triển kinh tế xã hội

- Ngoài các chỉ số cơ bản nêu trên người ta còn dùng các chỉ số đánh giá sự phát triển xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như: số giường bệnh, số bệnh viện, viện an dưỡng, số y bác sĩ tính bình qn cho nghìn hoặc triệu dân. Về giáo dục và văn hố thì có: tổng số các nhà bác học giáo sư, tiến sĩ số lớp và trường học, viện nghiên cứu, nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện… tính bình qn cho nghìn hoặc triệu dân.

- Sự cơng bằng xã hội cũng được coi là tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của xã hội hiện đại. - Các tiêu thức về sự độc lập hay phụ thuộc về kinh tế, chính trị của quốc gia, sự tự do dân chủ của công dân, sự tiến bộ trong thể chế chính trị xã hội cũng được coi như một nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nước.

Một phần của tài liệu BG_QHPTNT (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)