Trách nhiệm hình sự đối với các loại người đồng phạm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 38 - 55)

Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc

hiện băng việc áp dụng một hoặc nhiêu biện pháp cưỡng chế hình sự do BLHS quy định đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội [64, tr. 30],

Do vậy, TNHS của những người đồng phạm là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện đồng phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự do BLHS quy định đối với người đồng phạm.

Nhìn chung, TNHS trong đồng phạm được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau đây.

1.1.3.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong trường họp đồng phạm hoàn thành

“Nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm là những tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản được thể hiện Ương PLHS, cũng như trong việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng pháp luật về TNHS trong đồng phạm” [12, tr. 53]. Nguyên tắc này được áp dụng đối với trường hợp đồng phạm hoàn thành.

“Tội phạm được coi là hoàn thành khi trong hành vi mà chủ thể thực hiện có đầy đủ tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định” [4, tr. 46], Do đó, đồng phạm hồn thành là trường hợp trong hành vi do người thực hành thực hiện có đầy đủ tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại điều tương ứng trong Phần các tội phạm của BLHS.

Do đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt nên cơ sở, phạm vi TNHS trong đồng phạm có những điểm khác so với trường hợp phạm tội do một người độc lập thực hiện. “Vì vậy, khi xác định TNHS của những người đồng phạm không những phải tuân thủ những nguyên tắc chung cho mọi trường hợp phạm tội mà cịn phải tn theo những ngun tắc có tính riêng biệt, đặc thù cho trường hợp đồng phạm” [9, tr. 268],

Việc nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành là cơ sở cho việc xác định TNHS cho các loại người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành và trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của các loại người đồng phạm.

Những nguyên tắc xác định TNHS đối với những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành bao gồm:

1) Nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã thực hiện

Trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nồ lực hợp tác chung của tất cả những người đồng phạm. “Hành vi của người này là tiền đề, điều kiện cho hành vi của những người đồng phạm khác và là một khâu cần thiết cho hoạt động phạm tội chung. Hậu quả phạm tội là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người cùng tham gia đưa lại” [9, tr.269]. Đồng thời, tội phạm cũng là thể thống nhất,

không thể tách rời nhau hay chia ra thành các phần để buộc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm. Do vậy, khi xác định TNHS trong đồng phạm phải tuân thủ theo nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ đã gây ra.

Theo Luật hình sự Việt Nam thì nội dung của nguyên tắc này được thể hiện như sau:

Một là, tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội

danh mà họ đã cùng người thực hành thực hiện, theo cùng một điều luật và trong cùng phạm vi chế tài mà điều luật ấy đã quy định.

Hai là, tất cả những người đồng phạm phải cùng chịu chung về những tình

tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng TNHS, nếu họ đều biết, có nghĩa là đối với những tình tiết này họ cùng bàn bạc với nhau hoặc đều nhận thức và biết rõ về những tình tiết đó, hoặc tuy khơng cùng bàn bạc nhưng họ buộc phải thấy trước và có thể thấy trước tình tiết đó. Cụ thê như tình tiêt phạm tội có tính chât cơn đơ, dùng hung khí nguy hiêm, phạm tội có tổ chức, ... .

Ba là, những quy định có tính ngun tắc chung cho tất cả các trường hợp

phạm tội đều được áp dụng chung cho tất cả những người đồng phạm trong vụ đồng phạm như: quy định về cơ sở pháp lý của TNHS, nguyên tắc xử lý, các quy định có tính ngun tắc chung về tội phạm, về giai đoạn phạm tội, các quy định có tính

ngun tắc chung về hình phạt như: ngun tắc xử lý, mục đích hình phạt, ngun tắc, căn cứ quyết định hình phạt, về thời hiệu truy cứu TNHS, ... .

2) Nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm

Trong vụ án có đồng phạm, có nhiều người cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội và mồi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà họ cùng nhau tham gia. Tuy nhiên, “do Luật hình sự Việt Nam quy định TNHS là trách nhiệm cá nhân” [9, tr. 270], nên việc xác định TNHS đối với mỗi người đồng phạm phải dựa trên cơ sở hành vi cụ thể của họ.

Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện như sau:

Một là, những người đồng phạm chỉ chịu trách nhiệm về những hành vi mà cả

bọn cùng chung hành động và cùng chung ý định phạm tội, và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành hoặc của những người đồng phạm khác.

Hành vi vượt quá của người đồng phạm là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm và hành vi đó có thể đã cấu thành tội phạm khác hoặc cấu thành tình tiết tăng năng định khung. Hành vi vượt quá thông thường được hiểu là hành vi vượt quá của người thực hành [17,

tr. 194].

Hai là, những quy định vê tình tiêt giảm nhẹ TNHS, tăng nặng TNHS liên

quan đến người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với riêng người đó, như các tình tiết tăng nặng TNHS tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội trong thời gian chấp hành hình phạt; hoặc các tình tiết giảm nhẹ TNHS như: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên, người phạm tội là phụ nữ có thai, phạm tội vì hồn cảnh đặc biệt khó khăn mà khơng phải do mình tự gây ra,....

Ba là, việc miễn TNHS (trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc

phạm tội hoặc trong các trường hợp khác), miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo), ... đối với người đồng phạm nào thì người đó được hưởng, chứ khơng được áp dụng đối với những người đồng phạm khác. Hay nói cách khác, việc miễn TNHS hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ TNHS của những người đồng phạm khác.

Bốn là, hành vi của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức mặc dù chưa đưa

đến việc thực hiện tội phạm nhưng vẫn phải chịu TNHS.

3) Ngun tắc cá thê hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm

Trong vụ án đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia thực hiện hành vi phạm tội của mồi người đồng phạm là khác nhau, có người tham gia tích cực, có

người chỉ giúp sức với vai trị thứ yếu. Do đó, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mỗi người đồng phạm cũng khác nhau. Chính vì vậy, khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm thì cần phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

“Tính chất tham gia phạm tội của từng người đồng phạm được quyết định bởi vai trò mà người đồng phạm thực hiện, bởi tính đặc thù của chức năng, nhiệm vụ, tác dụng của người đó trong hoạt động phạm tội chung” [9, tr. 271-272], Tức là để làm rõ tính chất tham gia phạm tội của từng người đồng phạm thì phải xác định được người phạm tội đó là ai, họ là người giữ vai trị thực hành, tơ chức, xúi giục hay giúp sức. Thơng thường, người giữ vai trị tổ chức, xúi giục, hoạt động đắc lực là những người có vai trị nguy hiểm cao hơn những đối tượng đồng phạm khác.

Ngồi ra, “việc đánh giá tính chất tham gia của từng người đồng phạm phải tùy thuộc vào loại tội phạm cụ thể đã được thực hiện, vào tính chất của JL • • • JL

• •

đồng phạm, vào các tình tiết khách quan, chủ quan cụ thể có trong vụ án và đặc điểm nhân thân của từng người đồng phạm” [9, tr. 272],

“Mức độ tham gia của từng người đồng phạm được xác định bởi tính chất của hành vi phạm tội và mức độ đóng góp thực tế của họ vào việc thực hiện tội phạm cũng như việc gây ra hậu quả phạm tội chung” [9, tr. 272], Tức là cần phải xác định họ hoạt động với vai trị gì, có sự tích cực, quyết tâm đến đâu, có động cơ, mục đích

phạm tội như thế nào, đã sử dụng những công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội nào,...

Như vậy, tính chất tham gia phạm tội nói lên đặc tính về chất, cịn mức độ tham gia phạm tội nói lên đặc tính về lượng của hành vi phạm tội của từng người.

Việc Luật hình sự Việt Nam ghi nhận việc phải cân nhắc tính chất và mức độ tham gia phạm tội của mỗi người đồng phạm khi xác định TNHS và quyết định hình phạt trong đồng phạm là sự thể hiện nguyên tắc cá thể hóa TNHS, cá thể hóa hình phạt và ngun tắc cơng bằng.

Khơng những Việt Nam mà một số nước trên thế giới cũng thế hiện nguyên tắc này như sau:

Điều 63 BLHS Nhật Bản thì “Hình phạt đối với người giúp sức được giảm nhẹ hơn so với hình phạt đổi với chính phạm ” [20].

Điều 27 BLHS của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định:

Người giữ vai trị thứ yếu hoặc chỉ có tính chất hồ trợ trong đồng phạm

là tịng phạm. Tịng phạm chịu hình phạt nhẹ hơn so với thủ phạm chính, được giảm nhẹ khung hình phạt hoặc miễn hình phạt [14],

Điêu 103 BLHS nước này còn quy định:

Người nào chủ mưu hoặc có hành vi nghiêm trọng trong việc tổ chức, lập kế hoạch hoạt động chia cắt đất nước, phá hoạt sự thống nhất đất nước,

người chủ mưu hoặc phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm trở lên... [14].

1.1.3.2. Trách nhiệm hình sự của các loại người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm chưa hồn thành

Luật hình sự Việt Nam xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm bao

• • • • ♦ • • 1 •

gồm hai dạng: tội phạm chưa hoàn thành và tội phạm hồn thành. Trong đó, “tội phạm chưa hồn thành là hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tức là tội phạm chưa hoàn thành bao gồm hai giai đoạn đầu của hoạt động phạm tội sơ bộ do cố ý” [4, tr. 77], Các giai đoạn phạm tội trên chỉ đặt ra đối với tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và khơng thuộc tội phạm có cấu thành hình thức thực hiện bằng không hành động.

Trong đồng phạm, những người đồng phạm luôn cùng chung hành động (hay liên hiệp hành động), hành vi của mồi người có sự liên kết, tác động lẫn nhau nên không the phân chia tội phạm thành các phần riêng biệt. Mặt khác, người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc lợi dụng người mà theo các quy định của BLHS không phải chịu TNHS để thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Những người đồng phạm khác không trực tiếp thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm cụ thể, mà chỉ thực hiện thông qua hành vi của người thực hành. Đồng thời, tính chất

hành vi của người thực hành là tính chất tội phạm của tất cả các loại hành vi của người đồng phạm khác. Hậu quả phạm tội chung của đồng phạm được đánh giá dựa trên những hậu quả cụ thể thuộc mặt khách quan của tội phạm do người thực hành gây ra. Ngoài ra, các giai đoạn thực hiện tội phạm của đồng phạm cũng được xác định bởi hành vi thực hiện tội phạm của người thực hành, và “khơng thể có trường hợp, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức đã hoàn thành trong khi người thực hành vẫn ở giai đoạn chuấn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt” [12, tr. 59].

Chính vì vậy, trong thực tiễn xét xử và nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu đều xác định rằng: Trong vụ đồng phạm, nếu những người đồng phạm khơng thực hiện được tội phạm đến cùng vì do những ngun nhân ngồi ý muốn của họ, thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, những người đồng phạm khác phải chịu TNHS đến giai đoạn đó [9, tr. 273], [17, tr. 191-192],

Cơ sở pháp lý để xác định TNHS của những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành là điều luật quy định về đồng phạm, điều luật quy định về tội phạm chưa hoàn thành và điều luật quy định TNHS đối với tội phạm mà người thực hành thực hiện.

Trong trường hợp một người đã thực hiện hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, xúi giục hoặc giúp sức người khác phạm tội nhưng người được tổ chức, người bị xúi giục, giúp sức khơng nghe theo, khơng sử dụng sự hỗ trợ đó thì trường hợp này

khơng phải là đồng phạm, và những người có hành vi tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức đó có thể chịu TNHS về tội mà họ đã tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức.

ỉ. 1.3.3. Trách nhiệm hĩnh sự của các loại người đồng phạm trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một trong những quy định có ý nghĩa trong việc động viên, khuyến khích người phạm tội từ bở dứt khốt và vĩnh viễn ý định thực hiện tội phạm đến cùng, qua đó hạn chế những thiệt hại (hậu quả) nguy hiểm có thể xảy ra cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ” [64, tr. 127]. Theo Luật hình sự Việt Nam, tự ý nửa chừng châm dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm đên cùng, tuy khơng có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố

• • 1. • • •• J

của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này.

GS.TSKH Lê Văn Cảm cũng đã đưa ra định nghĩa khoa học về tự ý nửa chứng chấm dứt việc phạm tội, đó là “khi người phạm tội mặc dù có đầy đủ điều kiện khách quan để thực hiện được tội phạm đến cùng, nhưng đã tự mình đình chỉ hành vi chuẩn bị phạm tội hoặc hành vi cố ý để thực hiện tội phạm

• JL • • ♦ J • • • JL •

Như vậy, người phạm tội được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi thoả mãn các điều kiện sau:

Một là, người phạm tội phải tự nguyện, dứt khoát chấm dứt thực hiện ý định

hoặc hành vi phạm tội của mình.

• • 1 • •

Luật hình sự Việt Nam khơng địi hỏi họ phải tỉnh ngộ, hối hận mà chỉ cần họ đã thực hiện sự tự nguyện và dứt khốt khơng thực hiện tội phạm nữa. Các trường hợp chấm dứt việc thực hiện tội phạm đến cùng do các nguyên nhân khách quan khác như do bị ép buộc, bị phát hiện, ... đều không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Hai là, người phạm tội phải chấm dứt thực hiện tội phạm ở giai đoạn phạm

tội chưa hoàn thành, cụ thể là giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Bởi lẽ, ở hai giai đoạn này, người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi khách quan mà mình coi là cần thiết để đạt được hậu quả và

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 38 - 55)