Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật thực định Việt Nam qua ba Bộ luật hình sự (1985,1999, 2015)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 55 - 62)

định Việt Nam qua ba Bộ luật hình sự (1985,1999, 2015)

1.2.1. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật hình

sự năm 1985

BLHS năm 1985 được Quốc hội thơng qua ngày 27/6/1985, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1986 và trải qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1989, 1991,1992, 1997.

phạm như sau:

1. Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm. 2. Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều là

những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dồ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

• • • • 1 •

• • •

4. Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ TNHS riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó [28].

Tại phân các tội phạm, BLHS năm 1985 đã quy định vê các loại người đồng phạm thông qua việc xử lý những người đồng phạm theo hướng phân hố về khung

hình phạt dựa vào vai trị và mức độ thực hiện hành vi của họ, cụ thể tại các Điều 72, 75, 76, 77, 83, 85. Các quy định này đều thể hiện người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực phải chịu mức hình phạt cao hơn những người đồng phạm khác.

Để áp dụng thống nhất BLHS năm 1985, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 để hướng dẫn cụ thể về một số quy định của BLHS trong đó có hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm của người tồ chức tội phạm. Sau đó, Nghị quyết 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về hướng dẫn bổ sung BLHS đã hướng dẫn cụ thể hơn về điều kiện của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức để được miễn TNHS theo Điều 16 BLHS 1985 về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

BLHS 1985 đã sử dụng thuật ngữ “đồng phạm” thay cho “cộng phạm” đã được sử dụng trong các văn bản PLHS trước đó. Theo quy định này thì đồng phạm là việc hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Ngoài ra, BLHS năm 1985 đã quy định người đồng phạm bao gồm người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức; đồng thời, đưa ra các dấu hiệu để xác định từng loại người đồng phạm, cũng như nguyên tắc quyết định hình phạt đối với từng loại người đồng phạm.

về đồng phạm, các loại người đồng phạm. Tuy nhiên, Bộ luật này vẫn còn hạn chế cơ bán về mặt kỹ thuật lập pháp, cụ thể là định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm sử dụng cụm từ “hai hoặc nhiều người” là chưa phù hợp, bởi lẽ, nhiều người được hiểu là từ hai người trở lên nên việc sử dụng cụm từ trên là chưa chuẩn xác về mặt khoa học. Đồng thời, cụm từ “cùng thực hiện một tội phạm” chỉ bao hàm hành vi của người thực hành, không bao hàm hành vi của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục. Bởi lẽ, chỉ có người thực hành mới có hành vi thực hiện tội phạm, những người khác chỉ tham gia vào việc thực hiện tội phạm đó, do vậy, thuật ngữ phù hợp nên là “cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm”.

Đối với định nghĩa pháp lý về người thực hành, người xúi giục, người giúp sức: Theo như những phân tích tại mục 1.1.2 chương này thì các định nghĩa pháp lý về người thực hành, người xúi giục còn chưa đầy đủ, cụ thể: định nghĩa người thực hành thiếu trường hợp người thực hành là người thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn sử dụng người mà theo các quy định của BLHS không phải chịu TNHS, định nghĩa người giúp sức thiếu trường hợp người giúp sức dùng thủ đoạn khác thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; định nghĩa pháp lý về người giúp sức còn trừu tượng và chưa rõ ràng, chưa khái quát được biểu hiện của sự giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần.

chưa quy định vấn đề TNHS khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của ba loại người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức). Các nhà nghiên cứu, người áp dụng luật chỉ có thể dựa vào các quy định của trường hợp phạm tội riêng lẻ để xác định TNHS của các loại người đồng phạm khác trong đồng phạm. Đặc biệt, BLHS này cũng “còn thiếu quy phạm về sự thái quá của người thực hành và vấn đề TNHS của những người đồng phạm khác trong trường hợp này” [8, tr. 129].

1.2.2. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật hình

sự năm 1999

Trong 14 năm thi hành, BLHS năm 1985 đã có vai trị đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong cơng cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở Việt Nam. Tuy nhiên, đê đáp ứng kịp thời việc điêu chỉnh các quan hệ xã hội mới hình thành và phát triển, Quốc hội khố X đã thơng qua BLHS Việt Nam năm 1999 vào ngày 21/12/1999. Bộ luật này có hiệu lục thi hành kể từ ngày 01/7/2000.

Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về đồng phạm và các loại nguời đồng phạm như sau:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dồ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

• • • • 1 •

Tương tự như BLHS năm 1985, tại phần các tội phạm của BLHS năm 1999 cũng đã quy định về các loại người đồng phạm thông qua việc xử lý những người đồng phạm theo hướng phân hố về khung hình phạt dựa vào vai trị và mức độ thực hiện hành vi của họ, cụ thể tại các Điều 79, 81, 82, 83, 89. Các quy định này đều thể hiện người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực phải chịu mức hình phạt cao hơn những người đồng phạm khác.

Như vậy, định nghĩa pháp lý về đồng phạm đã có sự sửa đối cụm từ “hai hoặc nhiều người” thành cụm từ “hai người trở lên” để có sự chính xác về mặt khoa học. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 vẫn giữ nguyên hạn chế của BLHS năm 1985 khi giữ

nguyên cụm từ “cùng thực hiện một tội phạm”.

Đồng thời, trong phần chung của BLHS năm 1999 vẫn chưa có quy định định nghĩa về người đồng phạm; các định nghĩa pháp lý về người thực hành, người tổ chức, người xúi giục còn chưa đầy đủ; còn định nghĩa pháp lý về người giúp sức còn trừu tượng và còn chung chung.

Khác với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã tách vấn đề quyết định hình phạt đối những người đồng phạm ra thành một điều luật riêng nhưng vẫn giữ nguyên nội dung cũ. Cụ the:

Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tồ án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Tương tự như BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 chưa quy định vấn đề TNHS khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của ba loại người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức). Đồng thời, Bộ luật này vẫn chưa quy định về hành vi vượt quá của

người thực hành và vấn đề TNHS của những người đồng phạm khác trong trường hợp này.

1.2.3. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật hình

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 55 - 62)