Các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 86 - 98)

địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)

Bên cạnh những kết quả mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án đã đạt được, vẫn tồn tại những thiếu sót, tồn tại trong q trình giải quyết các vụ án hình sự, cụ thể như sau:

1) về việc xác định người đồng phạm là người giúp sức: vẫn cịn tình trạng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án do nhận thức khơng chính xác bản chất

pháp lý của người giúp sức dẫn tới bỏ lọt người phạm tội

Trong các vụ án có đồng phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng khơng gặp khó khăn trong việc xác định người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, tuy nhiên, lại lúng túng trong việc xác định người giúp sức, cụ thê tại các vụ án điển hình sau

đây:

Vụ án thứ nhất: Nguyễn Thị D bị kết án về tội “Chứa mại dâm”.

Võ Văn Đ tại quầy lễ tân của nhà nghỉ của mình, thì Hồng Văn B và anh Nơng Văn T đến đặt vấn đề mua dâm tại nhà nghỉ. D đồng ý và hai bên thoả thuận giá mua dâm. Sau đó, D điện thoại cho Nguyễn Thị L đến nhà nghỉ của D để bán dâm. D hỏi anh Đ có quen gái bán dâm nào khơng, gọi giúp cho D một người đến nhà nghỉ để bán dâm cho khách. Đ trả lời có quen một gái bán dâm tên là H và dùng điện thoại di động gọi cho H. Khi H trả lời, Đ chuyển điện thoại cho anh B và D nói chuyện để thoả thuận giá cả. Sau khi nói chuyện với H xong thì D đưa điện thoại lại cho Đ. Q trình B và D nói chuyện, trao đổi qua điện thoại với H, thì Đ đều nghe được và khơng có ý kiến gì. Sau đó, D bố trí cho hai cặp vào hai phòng nghỉ để thực hiện hành vi mua bán dâm. Trong khi các đối tượng đang bán dâm thì bị Cơng an thị xã Bn Hồ phát hiện.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 45/2019/HS-ST ngày 15/10/2019 của TAND thị xã Buôn Hồ đã xử phạt Nguyễn Thị D 01 năm tù về tội “Chứa mại dâm”. Sau khi xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định kháng nghị phúc thẩm với lý do: Toà án cấp sơ thẩm bỏ lọt người đồng phạm Võ Văn Đ, là người giúp sức cho Nguyễn Thị D thực hiện hành vi chứa mại dâm; Đồ nghị Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để khởi tố, truy tố Võ Văn Đ về tội “Chứa mại dâm”. Bản án hình sự phúc thẩm số 368/2019/HS-PT ngày 31/12/2019 của TAND tỉnh Đắk Lắk đã chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk,

huỷ bản án sơ thẩm sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm để điều tra lại.

Vụ án thứ hai: Vương Ngọc T và đồng phạm bị kết án về tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý”.

Khoảng 09 giờ 00 phút ngày 15/8/2018, Vương Ngọc T gặp Lê Văn H rủ cùng đi mua ma túy đá thì H đồng ý và điều khiển xe mô tô chở T đi gặp Y Đ Niê Ksơr. Sau đó, cả ba người đi đến xã H, thành phố B gặp một người tên B (không rõ nhân thân lai lịch) để mua ma tuý đá. Tại đây, T đưa cho Y Đ tiền, Y Đ đưa cho B, B cầm tiền và đi lấy cho Y Đ 01 gói nylon chứa ma túy đá. Y Đ cất vào túi quần rồi cùng H chở T đi về. Khoảng 13 giờ 00 phút cùng ngày, khi cả ba đi đến đường V, phường K, thành phố B thì bị bắt quả tang, thu giữ trong túi quần phía trước bên phải của Y Đ Niê KSơr 01 gói nylon, qua giám định xác định là ma túy, có khối lượng 2,0016 gam, loại Methamphetamine.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 336/2018/HS-ST ngày 28/11/2018 của TAND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lấk đã quyết định: Tuyên bố các bị cáo Vương Ngọc T, Y Đ Niê Ksơr phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Sau khi xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk kháng nghị tồn bộ Bản án hình sự sơ thẩm trên với nội dung: Lê Văn H là người đồng phạm cần phải khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”; Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử vụ án theo hướng hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại

theo thủ tục chung. Bản án hình sự phúc thẩm số: 73/2019/HS-PT ngày 20/02/2019 của TAND tỉnh Đắk Lắk đã chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, huỷ Bản án hình sự sơ thẩm để điều tra, truy tố và xét xử lại theo thủ tục chung.

Như vậy, qua hai vụ án này, tác giả thấy rằng việc huỷ bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Đắk Lắk là có căn cứ. Bởi lẽ, Võ Văn Đ và Lê Văn H đều đã biết rõ hành vi phạm tội của người đồng phạm khác, đều có hành vi giúp sức về vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. Mặc dù hành

• 7 • • • • • •••_!_• •

vi giúp sức của Đ và Hội đã được thể hiện rõ nét nhưng do không nắm vững bản chất của người giúp sức trong đồng phạm mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán giải quyết các vụ án trên ở giai đoạn sơ thẩm đã không phát

hiện, khắc phục, dẫn đến việc bỏ lọt người phạm tội, dẫn đến bản án bị huỷ, phải điều tra lại.

2) Có vụ án mà cơ quan điều tra đã xác định được có thê có người đồng phạm khác trong vụ án nhưng khơng áp dụng mọi biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật đê điều tra xác minh triệt đế, đê truy tố xét xử cùng một vụ án, dẫn đến việc bỏ lọt người phạm tội, cụ thể như sau:

đoạt tài sản”.

Vào tháng 6/2015, vợ chông ông Y N Eban, bà H’L Niê là người mù chữ, đưa cho người quen 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ tuỳ thân, để nhờ làm thủ tục vay số tiền 50.000.000 đồng của Ngân hàng. Người này đến gặp Nguyễn Thị Thanh D, nhờ D giúp vợ chồng ông Y N. D đã đưa bộ hồ sơ trên cho H’B Hmok và Y K Bkrơng và bảo hai người đóng giả ơng Y N, bà bà H’ L để vay tiền cho D. D sẽ cho 30.000.000 đồng. Sau đó, H’B gặp Y s Ayun nhờ Y s tìm giúp người cho vay tiền và hứa sẽ chia tiền cho Y s. Y s xem hồ sơ và dẫn H’B đến gặp vợ chồng ông Nguyễn Hùng L, bà Lưu Thị H để vay tiền. H’B và Y K bàn bạc với nhau H’B đóng giả vai là bà H’ L Niê, nhờ Y B Niê đóng giả vai ông Y N Êban và hứa sẽ cho Y B một số tiền (H’B và Y K nói với ơng rằng sau khi vay tiền thì sẽ trả lại đầy đủ cho vợ chồng ông L và ông không biết mục đích chiếm đoạt tiền của H’B và Y K). Sáng ngày 11/9/2015, H’B, Y B và Y s gặp vợ chồng ơng L để vay tiền. H’B giới thiệu mình là H’L Niê và giới thiệu Y B là ông Y N Êban. H’B viết giấy vay vợ chồng ông L 100.000.000 đồng và thế chấp các giấy tờ của vợ chồng ông Y N Êban. Vợ chồng ông L giao cho H’B 91.500.000 đồng, giữ lại 8.500.000 đồng để đảm bảo thanh toán tiền lãi suất. Sau khi nhận tiền từ vợ chồng ông L, H’ B chia tiền cho Y s, trả tiền cho Y B; số tiền còn lại H’B đưa cho Nguyễn Thị Thanh D; D chia cho H’B và Y K. 10.000.000 đồng.

TAND huyện Cư M’gar đã tuyên bô các bị cáo H’B Hmok, Y K Bkrông, Y s Ayun phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Bản án hình sự sơ thẩm số 04/2017/HSST ngày 23/02/2017). Sau khi xét xử sơ thẩm, bị hại là ông Nguyễn Hùng L và bà Lưu Thị H có đơn kháng cáo cho rằng cấp sơ thẩm đã bỏ lọt người phạm tội là Nguyễn Thị Thanh D, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, để điều tra, xét xử lại. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số: 139/2017/HSPT ngày 18/5/2017 của TAND tỉnh Đắk Lắk đã nhận định: Tại Bản kết luận điều tra và tại Bản cáo trạng đều khẳng định Nguyễn Thị Thanh D đồng phạm với H’B và Y K về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không khởi tố đối với Nguyễn Thị Thanh D cùng với 03 bị cáo trong vụ án với lý do D không thừa nhận, nên tách hành vi của D đe tiếp tục điều tra, là trái với quy định của pháp luật, bỏ lọt người đồng phạm. Từ nhận định trên, Bản án này đã huỷ tồn bộ bản án hình sự sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.

Vụ án thứ hai: Hồ Thị V bị kết án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tuy khơng có khả năng xin việc cho người khác nhưng Hồ Thị V nói với mọi người là mình quen biết rộng có thể xin việc cho người khác vào cơ quan nhà nước. V đã đưa ra thơng tin là Hồng Thị Diệu T (người quen của V) hiện đang công tác trong ngành Y tế và có khả năng xin việc làm, đồng thời V cũng giới thiệu T trực tiếp gặp các bị hại để hứa hẹn và nhận hồ sơ xin việc, thậm chí T còn hứa đưa người

xin việc đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Từ tháng 02 đến tháng 7 năm 2014, qua người khác giới thiệu, V hai lần nhận tiền, hứa xin việc cho anh Nguyễn Văn TI và anh B (con bà Phạm Thị N) vào biên chế chính thức tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk với chi phí 110.000.000 đồng/người. Tuy nhiên, V chưa xin được việc cho anh TI và anh B. V khai sau khi nhận tiền, V đã giao toàn bộ số tiền cho Hoàng Thị Diệu T để T xin việc cho hai người trên. Đồng thời, V thỏa thuận với T sau khi xin việc xong V sẽ được nhận 5.000.000 đồng tiền hoa hồng cho mồi trường hợp. V không cung cấp được tài liệu, chứng cứ nào chứng minh việc V giao tiền cho T để xin việc cho anh TI và anh B, nhưng cung cấp các giấy mượn tiền giữa V và T có số tiền tương ứng với số tiền V nhận từ hai bị hại. Quá trình điều tra xác định T đã bỏ đi khỏi nơi cư trú từ năm 2013, hiện nay không xác định được T đang ở đâu.

Bản án hình sự sơ thẩm sơ thẩm số: 17/2019/HSST ngày 23/7/2019 của TAND huyện M'Đrắk đã tuyên bố bị cáo Hồ Thị V phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xử phạt bị cáo Hồ Thị V 04 năm 06 tháng tù. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Hồ Thị V kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 296/2019/HS-PT ngày 04/10/2019 của TAND tỉnh Đắk Lắk đã nhận định: Ngồi bị cáo V thì đối tượng Hồng Thị Diệu T có dấu hiệu đồng phạm và giữ vai trò quan trọng. Nhưng quá trình điều tra chưa làm rõ được, với lý do là đối tượng Hồng Thị

Diệu T khơng có mặt tại địa phương. Cơ quan điều tra xác minh chưa đầy đủ, có sự mâu thuẫn ở tại các biên bản xác minh, (Cụ thể bố mẹ đối tượng T cho rằng T bở đi khỏi địa phương từ năm 2013 đến nay không về, không biết địa chỉ, nhưng chồng cũ của T trình bày năm 2015 vợ chồng ra TAND huyện Ea Kar giải quyết ly hôn, nay anh không biết T ở đâu...). Neu trường hợp có đủ căn cứ xác định vụ án có đồng phạm khác, thì Cơ quan điều tra phải áp dụng mọi biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để điều tra xác minh triệt để, để truy tố xét xử cùng một vụ án, có như vậy mới đánh giá được đầy đủ tích chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo cũng như giải quyết trách nhiệm dân sự và áp dụng hình phạt cho tương xứng, đồng thời tránh được việc oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Từ phân tích nhận định trên, Hội đồng xét xử xét đã hủy toàn bộ bàn án hình sự sơ thẩm và giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, truy tố xét xử lại.

Qua hai vụ án trên, tác giả thây răng quyêt định của bản án phúc thâm là có căn cứ. Bởi lẽ, trong vụ án thứ nhất, Nguyễn Thị Thanh D đã có hành vi dụ dỗ, thúc đẩy H’B và Y K thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác (là người xúi giục); ở vụ án thứ hai, Hồng Thị Diệu T là đối tượng có vai trị rất quan trọng trong vụ án, xác định rõ hành vi của T thì cũng xác định rõ được hành vi bị cáo Hồ Thị V có cấu thành tội phạm hay khơng, hay giữa V và T có phải là đồng phạm

hay không. Việc cơ quan điều tra không điều tra xác minh triệt để, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử cùng một vụ án mà tách ra để tiếp tục điều tra là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, bỏ lọt người phạm tội.

3) Có trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án khơng xác định đúng các dẩu hiệu pháp lý đặc trưng của đồng phạm dẫn đến việc xác định những người không phải là đồng phạm là những người đồng phạm trong vụ án, cụ thể:

Vụ án: Các bị cáo Nguyễn Thế T và Ngơ Đình TI bị kết án về tội “Cố ý gây thương tích”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trần Văn Đ, Nguyễn Thế T, Ngơ Đình Tl, Nguyễn Xn B, Nguyễn Như D là những học viên đang cai nghiện ma túy bắt buộc ở cùng phòng. Sáng ngày 03/7/2018, trong lúc lao động thì giữa Đ và T xảy ra đánh nhau, được mọi người can ngăn. Sau khi về phòng, Đ và T tiếp tục cãi nhau, T dùng tay đấm vào mặt Đ làm chảy máu mũi. D, B và TI (TI làm Tổ trưởng) cùng một số người trong phịng can ngăn thì Đ dùng chân đạp vào người TI làm TI bị té ngã. Thấy vậy, B và D dùng tay, chân đánh Đ với mục đích căn ngăn và khơng bị thương tích gì. Sau đó, TI gọi Đ lại nói chuyện thì Đ thách thức nên TI đi đến dùng chân trái đá trúng vào mặt Đ, làm Đ chảy máu. Đ đi đến dùng tay đánh T thì được mọi người can ngăn. Sau đó, T và B vào ngồi rửa chén trong nhà vệ sinh thì Đ dùng chân đạp vào lưng T, làm Đ tự ngã ngửa đầu đập xuông sàn nhà (do nhà vệ sinh trơn trượt) và bị chân thương vào đâu,

T dùng tay đấm nhiều cái vào vùng mặt Đ, thì được mọi người can ngăn. Sau đó, Đ được đưa đi điều trị thương tích. Qua giám định thương tích xác định: Trần Văn Đ bị tụ máu nội sọ, gãy cánh lớn xương bướm, vỡ xoang hàm phải, gãy cung tiếp phải, chấn thương phần mềm 2 mắt. Tổng tỉ lệ thương tích là 32%.

Cấp sơ thẩm cho rằng hành vi của các bị cáo là phạm tội có yếu tố đồng phạm. Cụ thể, tại Bản án số 23/2019/HS-ST ngày 23/4/2019 của TAND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã tuyên bố: Các bị cáo Nguyễn Thế T và Ngơ Đình TI phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 212/2019/HS-PT ngày 15/7/2019 của TAND tỉnh Đắk Lắk đã nhận định: Hành vi của bị cáo TI và bị cáo T đánh anh Đ là độc lập, khơng có sự cấu kết, bàn bạc, thống nhất với nhau từ trước, không hơ hào, kích động lẫn nhau, các bị cáo đánh anh Đ khơng cùng thời điểm và khác vị trí. Mặt khác, giữa bị cáo T

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 86 - 98)