Sửa đoi, bo sung năm 2017) về các loại người đồng phạm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 102 - 104)

2.2.1.1. Sự cần thiết phải hồn thiện những quy phạm của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các loại người đồng phạm

Tình hình tội phạm ở nước ta đang có xu hướng gia tăng mạnh, số lượng các vụ án, các bị cáo bị xét xử về tội phạm có đồng phạm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ án, các bị cáo xét xử. Trong đó, tội phạm có đồng phạm thường tập trung trong các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người, các tội xâm phạm trật tự cơng cộng. Tính chất các vụ án có đồng phạm ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đa dạng, ngày càng lớn về quy mô. Hành vi của các loại người đồng phạm như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức ngày càng khó phát hiện, ngăn chặn.

Thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Các vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo được sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế như vẫn cịn tình trạng bỏ lọt người đồng phạm khác trong vụ án, nhiều vụ án cịn bị kéo dài thời hạn giải quyết, vẫn cịn tình trạng áp dụng pháp luật chưa chính xác, thiếu sự cơng bằng trong việc quyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm, .... Ngồi nguyên nhân từ

tính chất phức tạp của vụ án và sự hạn chế của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án thì những thiếu sót của PLHS Việt Nam, điển hình là các quy phạm về các loại người đồng phạm của BLHS cũng là một nguyên nhân đáng kể.

BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới được ban hành nhưng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, khơng có nhiều sửa đổi, bổ sung đối với chê định đơng phạm, chưa khăc phục được những điêm hạn chê của chê định này của các BLHS trước đó và chưa đáp ứng được những địi hởi của thực tiễn áp dụng pháp luật. Do đó, việc tiếp tục hồn thiện các quy định của BLHS về các loại người đồng phạm là cần thiết và vẫn mang tính cấp bách.

Ngồi ra, Việt Nam hiện nay đang hội nhập quốc tế và đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế và khu vực Đông Nam Á, là thành viên của nhiều Công ước quốc tế như Cơng ước của Liên hợp quốc về phịng, chống ma tuý (Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, sửa đổi năm 1972; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên Hợp quốc về chống buôn bán bất họp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988); Cơng ước chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia; Cơng ước chống tham nhũng; Nghị định thư về phịng chống bn bán người; các điều ước quốc tế về chống khủng bố, rửa tiền, ... Hơn nữa, Việt Nam còn ký các Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự với nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó,

để thực hiện các cam kết của mình, nước ta phải tiến hành việc nội luật hoá, tiếp thu các giá trị mới về lý luận, các quy định của PLHS được thừa nhận chung trên thế giới. Điều này cũng địi hỏi việc hồn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

Chính vì vậy, việc hồn thiện những quy phạm của BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các loại người đồng phạm là rất cần thiết và mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2.2.1.2. Nội dung sửa đơi, bố sung Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bô sung năm 2017) về các loại người đồng phạm

Thứ nhất, cần có định nghĩa chính xác, có sự khái qt cao về người đồng

phạm và các loại người đồng phạm. Đồng thời, cần có quy định về mức độ TNHS của từng loại người đồng phạm, đặc biệt là cần có định nghĩa về hành vi vượt quá của người thực hành.

về vấn đề này, khi đưa ra mơ hình khoa học của Phần chung BLHS tương lai, GS.TSKH. Lê Văn Cảm đã đưa ra kiến giải lập pháp như sau:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 102 - 104)