Quy phạm của Bộ luật hĩnh sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các loại người đồng phạm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 114 - 121)

về các loại người đồng phạm

2.2.2.1. Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật về các loại người đồng phạm

Đây là hoạt động giải thích, phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm và các loại người đồng phạm đến toàn thể mọi người, mọi thành phần, mọi lứa tuổi trong xã hội để họ biết, tuân thủ và báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Để làm tốt vấn đề này, cần tăng cường các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật như: Tuyên truyền miệng; phát hành tài liệu, sách, báo dưới dạng hỏi đáp, tình huống pháp luật về vấn đề đồng phạm, các loại người đồng phạm, trách nhiệm hình sự của các loại người đồng phạm,...; đưa vấn đề các loại người đồng phạm vào giáo trình Giáo dục cơng dân; đưa các vụ án điển hình về đồng phạm tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tổ chức các phiên tồ giả định về các vụ án có các loại người đồng phạm,...

Ngồi ra, trong q trình giải quyết vụ án, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cần kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm giúp cho những người bị buộc tội trong vụ án hình sự có đồng phạm hiểu rõ vai trò cùa họ trong vụ án, lý do, căn cứ áp dụng mức hình phạt đó đối với họ, để từ đó họ tự nguyện châp hành nghiêm túc các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tơ tụng hình sự và lấy đó làm bài học kinh nghiệm.

2.2.2.2. Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm

phán, Hội thâm trong giải quyết các vụ án có đồng phạm

Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định nhiệm vụ việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, cụ thể: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỳ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì cơng lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Cơ quan điều tra là cơ quan đầu tiên tiếp cận những thông tin về tội phạm, thực hiện những biện pháp theo quy định của pháp luật đế thu thập chứng cứ chứng minh việc có hay khơng tội phạm xảy ra, ai là người thực hiện tội phạm và những tình tiết khác của vụ án.

Điều tra viên là người tiến hành tố tụng trong cơ quan điều tra được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm và được thủ trưởng cơ quan điều tra phân công thụ lý vụ án, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội theo quy định của pháp luật [11, tr. 144].

hưởng rất lớn đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội.

“Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện chức năng công tố và chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự” [11, tr. 159].

Kiêm sát viên tiên hành kiêm sát việc khởi tô, kiêm sát các hoạt động điêu tra, kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra; đề ra yêu cầu điều tra, tiến hành lấy lời khai của bị can, những người tham gia tố tụng trong vụ án; tham gia phiên toà, thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án. Để việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, Kiểm sát viên phải là người có năng lực chun mơn, nắm vững tình tiết của vụ án.

Thẩm phán là người trực tiếp thực hiện chức năng xét xử của Tồ án. Do đó, để vụ án được giải quyết đúng đắn, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm thì địi hỏi họ phải có sự nghiên cứu hồ sơ kỹ lưỡng, có năng lực, trình độ chun mơn. Khơng những vậy, họ phải có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, đó là sự vơ tư, khách quan, cơng bằng trong hoạt động xét xử.

Hội thẩm là người được bầu bởi cơ quan quyền lực (Hội thẩm nhân dân) hoặc được bổ nhiệm (Hội thẩm quân nhân), là đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Toà án và ngang quyền với Thẩm phán. Khi được phân công xét xử

vụ án, họ độc lập và ngang quyền với Thẩm phán. Khác với Thẩm phán, họ không được đào tạo nghiệp vụ xét xử ngay từ đầu. Do đó, việc đào tạo chun mơn nghiệp vụ xét xử cho họ là cần thiết.

Theo tác giả, cần thực hiện những giải pháp sau đây để góp phần nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm trong giải quyết các vụ án có đồng phạm:

Một là, tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong việc giải quyết

các vụ án có đồng phạm.

Đối với Hội thẩm, Tồ án cần có những giải pháp thiết thực hơn trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ và công tác rút kinh nghiệm giải quyết các vụ án hình sự có đồng phạm bị huỷ, sửa do lồi chủ quan để họ tham gia có hiệu quả hơn vào cơng tác xét xử.

Hiện nay, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tồ án đã có nhiều hình thức, nhiêu phương pháp mới ữong đào tào, bôi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đôi với cán bộ của mình. Tuy nhiên, các cơ quan cần tổng hợp các vướng mắc của thực tiễn trong việc giải quyết các vụ án hình sự có đồng phạm, từ đó có những chun đề đào tạo thiết thực, hồ trợ được cho công tác chuyên môn của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với

cấp dưới về các vụ án có đồng phạm. Q trình thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ đối với cấp dưới khơng những góp phần phát hiện vi phạm, những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật trong các vụ án hình sự có đồng phạm của cấp dưới mà cịn kịp thời có những giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ đối với những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án. Đề từ đó, có sự thống nhất và đồng bộ trong việc giải quyết các vụ án có đồng phạm.

Cuối cùng, ba là, tăng cường điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, có chính sách đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ cán bộ Toà án, đặc biệt là Thẩm phán, để họ có thêm động lực cống hiến, tránh được những cám dồ vật chất tầm thường.

Thẩm phán và đội ngũ cán bộ, cơng chức Tồ án khác phải thường xuyên tiếp xúc nhiều với tội phạm, những mặt trái của xã hội, tiềm ẩn rủi ro cao, nhiều nguy hiểm. Nhiều trường hợp, Thẩm phán bị các đương sự tấn cơng, chống đối, cản trở việc thực thi nhiệm vụ, có trường hợp cịn bị đương sự dùng axít tấn cơng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cơ chế, biện pháp đảm bảo an tồn cho đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp, nhất là đội ngũ Thẩm phán. Không những vậy, Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND còn làm

tăng thêm áp lực cho đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp, đặc biệt là Thẩm phán. Do đó, cần có những chính sách đãi ngộ phù hợp đề họ yên tâm cống hiến, độc lập trong q trình giải quyết vụ án.

2.2.2.3. Tăng cường cơng tác giám đốc kiểm tra, tổng kết thực tiễn xét xử về các vụ án hình sự có đồng phạm

Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: “TAND tối cao có nhiệm vụ tơng kết kinh nghiêm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thâm, tái thâm

Hiện nay, TAND tối cao đã và đang thực hiện nhiệm vụ này của mình với nhiều hình thức như ban hành các án lệ; tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hàng tháng để tiếp nhận các vướng mắc trong thực tiễn giải quyết các vụ án và tiến hành giải đáp trực tiếp hoặc ban hành văn bản giải đáp ngay sau đó; xây dựng cổng thơng tin điện tử cơng bố bản án, quyết định của Toà án và đang từng bước xây dựng Toà án điện tử.

Từ những vướng mắc về đồng phạm và các loại người đồng phạm trong thực tiễn, TAND tối cao cần nghiên cứu để xây dựng, ban hành các án lệ liên quan đến việc giải quyết các vụ án có đồng phạm nói chung và về các loại người đồng phạm

nói riêng. Đe đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của án lệ đó, TAND tối cao cần tăng cường công tác giám đốc kiểm tra thông qua hoạt động xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án hình sự có đồng phạm, để kịp thời phát hiện những sai sót, để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm chung trong các cấp Tồ án. Thơng qua đó, TAND tối cao có thể tổng kết thực tiễn một cách đầy đủ, chính xác, thuận lợi trong việc đề xuất và xây dựng án lệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 114 - 121)