Điều Tự dừng việc phạm tội trong đồng phạm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 112 - 114)

1. Người tố chức, người xúi giục, người giúp sức thực hiện tội phạm không phải chịu TNHS nếu họ tự dừng việc phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, tuy khơng có gì ngăn cản.

2. Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thực hiện tội phạm không phải chịu TNHS nếu họ tự dừng việc phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hồn thành và có hành động tích cực làm mất tác dụng của hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức việc phạm tội trước đó của mình.

Những hành động tích cực của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thực hiện tội phạm nếu không làm mất tác dụng của hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức việc phạm tội trước đó của mình thì vẫn có thể được xem xét để giảm nhẹ TNHS [12, tr. 139].

người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức khi tự ý nửa chừng châm dứt tội

phạm của Điêu 19 BLHS 1999 (mặc dù đây là quan diêm đôi với BLHS 1999, chưa được các nhà làm luật ghi nhận trong BLHS năm 2015 nhưng theo tác giả đây là

quan điểm có giá trị để tham khảo cho các BLHS sau này), cụ thể:

Điều ... Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm

1. Giữ nguyên như quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành (trên cơ sở nội dung quy phạm của Điều 19).

2. Người tố chức, người xúi giục hoặc người giúp sức được miễn trách nhiệm hình sự nếu các biện pháp tích cực mà họ áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành (mới) [61, tr. 51],

Theo tác giả, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm và tội phạm độc lập được thể hiện trong cùng một điều luật như các quan điểm trên sẽ đảm bảo sự thống nhất, nhất quán, ngắn gọn và dễ dàng trong việc tra cứu, áp dụng pháp luật. Thiết nghĩ, quan điểm của GS.TSKH. Lê Văn Cảm là đầy đủ, phù hợp để nghiên cứu, sửa đổi những thiếu sót trong quy định của BLHS Việt Nam hiện hành.

(người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) trong các giai đoạn thực hiện tội phạm có đồng phạm.

về vấn đề này, tác giả Phí Thành Chung có kiến giải lập như sau:

Nếu những người đồng phạm không thực hiện được tội phạm đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hiện tội phạm thực hiện đến giai đoạn nào, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn đó [12, tr. 139],

Trên cơ sở tham khảo quan điêm trên và các lý luận của luật hình sụ Việt Nam, theo tác giả nên chăng có thể quy định như sau (phần bôi đậm là phần bổ sung của tác giả): Véu những người đồng phạm không thực hiện được tội phạm đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến

giai đoạn nào, những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn đó.

2.2.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (Trang 112 - 114)