CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3.1. Tình huống thực tiễn
Thực tế, thực tiễn: Thực tế là tổng thể nói chung những gì đang tồn tại, diễn ra trong tự nhiên và xã hội, về mặt quan hệ đến đời sống con ngƣời; “thực tiễn là những hoạt động của con ngƣời, trƣớc hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội” [25]. Nhƣ
18
vậy, thực tế là tồn tại khách quan, có thể chƣa có sự tác động của con ngƣời, nhƣng thực tiễn là có hoạt động của con ngƣời cải tạo, biến đổi thực tế nhằm một mục đích nào đó, thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội.
Theo từ điển tiếng Việt, “tình huống là tồn bộ những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, buộc ngƣời ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó và chịu đựng.... Trong bất kỳ tình huống nào lồi ngƣời cũng vẫn phải tiến hành sản xuất” [25]. Trên cơ sở của lí thuyết hệ thống: một tình huống theo [19, tr.183], là một hệ thống phức tạp bao gồm chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể có thể là ngƣời cịn khách thể là một hệ thống nào đó.
Theo [19] có thể hiểu: Tình huống thực tiễn là tình huống mà khách thể của nó chứa đựng các yếu tố mang nội dung thực tiễn.
Theo [40], tình huống thực tiễn là loại tình huống mà trong khách thể của nó chứa đựng các yếu tố mang nội dung thực tế, trong đó có các hoạt động tác động của con ngƣời với mục đích biến đổi thực tế. Tình huống thực tiễn là loại tình huống mà để giải quyết nó cần hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con ngƣời nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Theo đó, có thể hiểu tình huống thực tiễn là loại tình huống mà trong khách thể của nó chứa đựng các yếu tố mang nội dung thực tiễn, những tình huống mà có hoạt động của con ngƣời cải tạo, biến đổi thực tế nhằm một mục đích nào đó, mang tính lịch sử - xã hội.