VI HỌC HỎI PHÁT TRIỂN
2. THIẾT LẬP HỆ THỐNG KIỂM SOÁT MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC BẰNG KPI CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
2.3. Phương pháp thiết lập hệ thống mục tiêu chiến lược bằng KP
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng một chiến lược đúng đắn, nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương đã nghiên cứu và phát triển một phần mềm ứng dụng các công cụ, lý thuyết chiến lược nổi tiếng. Sau khi có tài khoản của doanh nghiệp, đầu tiên người quản trị cần hoàn thành hồ sơ về bản thân doanh nghiệp.
Hồ sơ cần thiết phải có những thơng tin về cơ cấu phịng ban, nhân sự, công việc, các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp cũng như phạm vi kinh doanh, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Các nội dung nằm trong mục Danh mục ở bên trái màn hình). Hiểu về bản thân doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp thành công trong việc thực hiện bất kỳ chiến lược nào được đặt ra.
Các công cụ chiến lược quan trọng được giới thiệu trong phần mềm này nằm ở mục Rà soát chiến lược. Phần Rà sốt chiến lược bao gồm các nội dung: Mơi trường bên ngoài và bên trong, Yếu tố thành cơng, Phân tích cạnh tranh, Áp lực cạnh tranh, Triết lý, phạm vi, mơ hình, dịng chảy kinh doanh, Lợi thế cạnh tranh, Lợi thế so sánh, Năng lực cốt lõi và 3 công cụ phổ biến là Ma trận SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức), Bản đồ chiến lược và Thẻ KPI.
Với mỗi phần, phần mềm đưa ra các bảng biểu dựa trên các cơng cụ đã trình bày ở phần trên, giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác định những thơng tin cần phải có cho mỗi đầu cơng việc trong hoạch định chiến lược, đó dễ dàng hơn trong việc ra quyết định.Theo như các bước đã phân tích ở mục 3.1., trước khi hình thành bất cứ chiến lược nào thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng về các yếu tố môi trường bên ngồi dựa trên cơng cụ PEST và 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter.
Phần mềm có bổ sung thêm yếu tố về môi trường quốc tế, điều này rất cần thiết cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các hiệp định, ký kết hay tranh chấp giữa các quốc gia sẽ là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp
Để hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh, phần mềm đưa ra công cụ Ma trận vị thế cạnh tranh (The Competitive Profile Matrix: CPM) để so sánh cơng ty và các đối thủ của nó và tiết lộ điểm mạnh và điểm yếu tương đối của họ.
Một cơng cụ phân tích cạnh tranh khác là cơng cụ về Yếu tố thành công chủ yếu, then chốt, doanh nghiệp có thể xác định một số yếu tố tác động đến thành công của
doanh nghiệp trong ngành từ đó. Các yếu tố này khơng cố định mà thay đổi theo từng thời kỳ, từng ngành, vậy nên hoạt động này cần diễn ra liên tục để cập nhật và đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.
Để tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những khó khăn do mơi trường bên ngồi mang lại, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ nguồn lực của mình. Chỉ khi hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu, doanh nghiệp mới có thể phát huy tối đa khả năng của nguồn lực. Phần mềm đưa ra 6 nguồn lực cốt lõi của một doanh nghiệp đó là Nguồn lực đổi mới, Danh tiếng, Nguồn lực tài chính, Nguồn lực tổ chúc, Nguồn lực vật chất và cuối cùng là Nguồn lực công nghệ.
Nhận diện năng lực cốt lõi, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng là một điều kiện cần để phát huy tối đa khả năng doanh nghiệp, đảm bảo sự thành công của việc thực hiện chiến lược. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đặt ra các câu hỏi dựa trên lý thuyết về VRIN, VRIO.
Tiếp đó, doanh nghiệp cũng cần xác định triết lý và phạm vi kinh doanh, trong đó có ba câu hỏi chiến lược quan trọng là về Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Cuối cùng, sau khi đã xác định đầy đủ các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, ban quản trị cần tập hợp các thơng tin lại vào mơ hình SWOT để đề ra những chiến lược phù hợp và lựa chọn chiến lược. Sau đó đề ra kế hoạch cụ thể bằng Bản đồ chiến lược và phân chia công việc bằng Thẻ KPI cấp cơng ty.
Tích hợp các lý thuyết quản trị chiến lược theo một trình tự thống nhất, hợp lý, phần mềm đã đưa ra một giải pháp hữu hiệu, giúp việc xây dựng chiến lược từ lâu là một vấn đề nan giải đã trở nên dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp. Tận dụng những lý thuyết này, doanh nghiệp có thể xác định rõ mục tiêu, khả năng của bản thân doanh nghiệp để từ đó kích thích tối đa khả năng thành công của chiến lược.
3.KẾT LUẬN
Cho đến nay, đã có rất nhiều phương pháp quản trị chiến lược được xây dựng thành các lý thuyết, mơ hình để mọi doanh nghiệp đều có thể vận dụng. Mỗi một cơng việc trong quy trình hoạch định chiến lược đều có những cơng cụ riêng, chẳng hạn như phân tích mơi trường bên ngồi dựa trên PEST và năm áp lực cạnh tranh của M. Porter; đề ra những chiến lược dựa trên cơ hội và thách thức môi trường đem lại cũng như điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp bằng ma trận SWOT; làm rõ mơ hình kinh doanh qua mơ hình Canvas; quản trị tồn diện bằng BSC và KPI… Qua việc phân tích các phương pháp này, tác giả giới thiệu một giải pháp tích hợp do Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế nghiên cứu xây dựng. Đây là một phần mềm kết hợp những mơ hình trên lại theo một quy trình thống nhất phù hợp cho các doanh nghiệp dưới bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược cũng như phân chia mục tiêu, công việc. Giải pháp này giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực và kích thích tối đa khả năng phát triển của mình.
Hoạch định chiến lược là một quá trình phức tạp nhưng lại là yếu tố quyết định tới thành công của một doanh nghiệp. Công việc này đưa ra các giải pháp và các công cụ cụ thể để đạt được những mục tiêu đặt ra, đây cũng chính là căn cứ để đánh giá q trình tổ chức thực hiện. Chiến lược kinh doanh khẳng định sứ mệnh của doanh nghiệp, một chiến lược kinh doanh được hoạch định tốt, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, giải quyết đúng vấn đề đang đặt ra sẽ là cơ sở cho sự phát triển doanh nghiệp. Vậy nên, hoạch định chiến lược là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Porter, M.E. (2008), The Five Competitive Forces That Shape Strategy, Harvard Business Review, http://hbr.org/2008/01/the-five-competitive-forces-that-shape- strategy/ (truy cập ngày 18/05/2020)
2. Alexander Osterwalder, Yves Pigneur (2017), Business Model Generation, Nhà xuất bản Thế giới.
3. Kaplan, R. S. and D.P. Norton (1996a), The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action, Boston: HBS Press.
4. Kaplan, R. S. and D.P. Norton (1992) The Balanced Scorecard: Measures that Drive Performance, Harvard Business Review.
5. Bain.com (2018), Strategic Planning,
https://www.bain.com/insights/management-tools-strategic-planning (truy cập
ngày 17 tháng 05 năm 2020)
6. Saga.vn (2014), Sơ lược về phân tích SWOT, https://www.saga.vn/so-luoc-ve- phan-tich-swot~31781 (truy cập ngày 18 tháng 05 năm 2020)
7. Skye Schooley (2019), SWOT Analysis: What It Is and When to Use It,
https://www.businessnewsdaily.com/4245-swot-analysis.html (truy cập ngày 18 tháng 05 năm 2020)
8. Ovidijus Jurevicius (2013), VRIO Framework,
https://strategicmanagementinsight.com/tools/vrio.html (truy cập ngày 19 tháng 05 năm 2020)