Chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị: Theo các quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu thuật ngữ chuỗi cung ứng giống như chuỗi giá trị. Bởi vì, thứ nhất, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị đều có những đặc điểm chung cơ bản như đối tượng tham gia chuỗi, quá trình vận chuyển và lưu giữ các sản phẩm, quá trình tạo giá trị, q trình trao đổi thơng tin, q trình chi trả. Những thành phần này sẽ tác động qua lại với nhau để kết nối tài nguyên và sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Thứ hai, mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị là q trình tạo giá trị thơng qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối.
Như vậy, chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng đều được dùng để miêu tả cho một chuỗi các hoạt động có quan hệ chặt chẽ, với nhiều tác nhân tham gia từ nhà cung ứng nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Và một chuỗi giá trị, hay một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm tất cả các giai đoạn để thoả mãn nhu cầu của khách hàng (hình 1.10).
Hình 1.10: Sơ đồ về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị
(Nguồn: tác giả tổng hợp, 2019) Người Nông dân Người chế biến Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Nguồn Thông tin
Nguồn Tài Chính Sản phẩm/dịch vụ
Một chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hợp nhất nối liền từ người cung cấp đến người tiêu dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như người chế biến, người bán buôn, người bán lẻ nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng hóa lưu thơng), thơng tin liên quan và cả về mặt tài chính. Trong đó, người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng như các tác nhân khác, đơn thuần chỉ là người mua hàng của người bán lẻ. Người bán lẻ là tác nhân cuối cùng tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi.
Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là khi nói đến chuỗi cung ứng người ta nhấn mạnh quá trình biến đổi các yếu tố vật chất thành sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Cịn khi nói chuỗi giá trị người ta nhấn mạnh giá trị của một sản phẩm (dịch vụ) được tăng lên khi đi qua các tác nhân khác nhau để đến tay người tiêu dùng.