- Nhu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng
6.6.5.1 Giải pháp chung
Tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân dọc theo chuỗi
Số tác nhân tham gia chuỗi chưa tin tưởng lẫn nhau còn nhiều và mối liên kết giữa các tác nhân chưa ổn định. Vì vậy, để tăng cường liên kết giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, các tác nhân tham gia cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương phát huy vai trò các
cấp quản lý trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng bằng văn bản, tạo lập môi trường và điều kiện thúc đẩy mối liên kết thông qua hợp đồng bằng văn bản giữa các tác nhân bằng cách ban hành cơ chế chính sách, chế tài kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các tác nhân. Khi có tranh chấp xảy ra, để bảo đảm cơng bằng cho các tác nhân, nhà quản lý phải đóng được vai trị là người phân xử nguyên tắc về pháp luật hợp đồng.
Thứ hai, Các tác nhân cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với nhau bằng cách thành lập liên minh sản xuất. Liên minh sản xuất nhằm liên kết các tác nhân thành một chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đi liền với nó cịn là các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, đào tạo người nuôi tôm, xây dựng nhãn hiệu thương hiệu, phát triển thị trường… Sự liên kết này không phải chỉ là thời vụ, tiêu thụ xong là hết hợp đồng, mà liên minh là sự liên kết cùng có lợi mang tính chất đầu tư, kinh doanh lâu dài. Từ đó, tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa tác nhân cung cấp đầu vào và đầu ra trong chuỗi để nắm bắt nhu cầu về sản lượng tơm sú và mùa ni tránh tình trạng “được mùa mất giá” bị động trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm không đạt chất lượng an toàn thực phẩm. Các tác nhân trong chuỗi thiết lập mối quan hệ hợp tác vững chắc thơng qua hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản và có sự đồng thuận cao. Nâng cao ý thức tự nguyện thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo hợp đồng đã ký, bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng tốt và đảm bảo hồ sơ truy xuất nguồn gốc. Bước đầu tiên của liên minh sản xuất là cần xem xét đến việc thành lập các HTX và THT (HTX
kiểu mới) để liên kết người nuôi tôm nhỏ lẻ, tập trung với sản lượng tiêu thụ lớn nhằm dễ dàng ký kết hợp đồng cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra.
Ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến tham gia vào chuỗi
Khâu chế biến là khâu làm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất cho chuỗi. Chuỗi giá trị ngành hàng tơm sú của tỉnh Bạc Liêu, điển hình là chuỗi giá trị tôm sú thương phẩm chủ yếu sự tham gia của các doanh nghiệp chế biến cịn rất ít, cần ưu tiên, hỗ trợ các DN chế biến địa phương tham gia vào chuỗi. Hiện nay trên địa bàn có cơng ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản có khả năng chế biến và xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường khó tính cần phải được nâng cấp, cải tạo để tham gia vào tiêu thụ, tạo nên một mắt xích quan trọng trong chuỗi. Còn các cơ sở chế biến đã tham gia vào chuỗi giá trị tơm sú thì phải nâng cấp đổi mới các thiết bị công nghệ và lựa chọn công nghệ để tạo ra các sản phẩm tôm phù hợp với nhu cầu thị trường. Các DN chế biến/xuất khẩu cần phải xây dựng vùng đệm sản xuất (vùng nguyên liệu) tổ chức kênh tiêu thụ, liên kết hợp tác với các hộ ni để có được đầu vào ổn định. Trong liên kết, các cơ sở chế biến đầu tư vốn, giống, thức ăn, công nghệ, kỹ thuật sản xuất… cho HTX, THT, các hộ nuôi. Cuối vụ, hộ nuôi tôm sú bán nguyên liệu cho cơ sở chế biến. DN, cơ sở chế biến sẽ chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
Các cơ sở chế biến cần thực hiện tốt hoặc phối hợp vùng ni thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ASC, BAP, VietGap,..để chứng minh hàng tơm sú đảm bảo chất lượng và ATTP sẽ có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ. Trước những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm, các quốc gia trên thế giới mà đặc biệt là ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn EU, Mỹ, Nhật đều chính thức ban hành các quy định bắt buộc chỉ cho phép đưa ra thị trường những sản phẩm thực phẩm phải có chứng nhận HACCP, ASC, BAP. Việc áp dụng các chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế hoàn toàn tương hợp với việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng khác như ISO 9000 và ISO 22000 và bản thân nó là một giải pháp lựa chọn mang tính ưu tiên về quản lý an tồn thực thẩm mà các cơ sở chế biến của tỉnh cần đạt được.