IV. Local Government:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH HÀNG TÔM
6.3.1 Thể chế, chính sách
Ngành thủy sản nói chung và tơm nói riêng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ngành này mang lại thu nhập chính cho nhiều nơng hộ vùng nơng thơn. Vì vậy, Chính phủ ban hành những chính sách, quy định tạo điều kiện thuận lợi cho ngành tôm và các cơ quan ban ngành có liên quan cũng
hỗ trợ, thúc đẩy để phát triển ngành hàng này. Điển hình là một số chính sách sau đây:
Con giống: Chính sách liên quan đến phát triển con giống thủy sản, quản lý con giống thủy sản: Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 và Quyết định số 332/QĐ-TTg, ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Trong đó, định hướng đến năm 2020: hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng giống thủy sản từ Trung ương đến các địa phương. Đến năm 2015: cung cấp 100% giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống sạch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020: 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là giống chất lượng cao, sạch bệnh.
Chính sách bảo hiểm thủy sản: Đã thực hiện thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp đối với tôm và cá tra tại một số địa phương ĐBSCL giúp nông dân giảm rủi ro trong sản xuất (Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 và Quyết định số 358/QĐ - TTg ngày 27/02/2013).
Tín dụng: Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách tín dụng như cho vay với lãi suất thấp đối với hộ nuôi thủy sản, doanh nghiệp chế biến (Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010, Công văn số 2506/NHNN-CSTT ngày 24/4/2012). Bên cạnh đó, Chính phủ cịn ban hành quyết định xử lý đối với các khoản nợ quá hạn và nợ đã được cơ cấu của khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã ni tơm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng (Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 16/04/2014).
Quy hoạch: Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/09/2010) phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững làm định hướng cho các địa phương quy hoạch vùng nuôi, loại tôm, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ni tơm.
Bên cạnh những chính sách nêu trên, Chính phủ đã nỗ lực đàm phán để ký kết các Hiệp định thương mại tự do với các nước cũng như đàm phán về thuế chống bán phá giá như sau:
Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) tạo cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam nói chung vào các nước thành viên. Thuế chống bán phá giá tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ
giảm xuống cịn dưới 1% là một thuận lợi cho tơm Việt nam. Thuế nhập khẩu tôm ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2012 – 2018 cho thấy, thuế xuất nhập khẩu tôm các loại từ Việt Nam sẽ giảm khoảng 1%/năm.
Thuế nhập khẩu tôm ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa giữa các nước ASEAN giai đoạn 2015 – 2018 là 0% cho 11 mặt hàng tơm trong đó có 8 mặt hàng là tơm sú, tơm thẻ.
Nhìn chung, những chính sách và nỗ lực của Chính phủ là cần thiết đối với các tác nhân tham gia ngành hàng tơm. Tuy nhiên, Chính phủ phải quan tâm đến một số chính sách được đánh giá là gây khó khăn cho doanh nghiệp như quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm khá chồng chéo, lấy mẫu kiểm tra nhiều lần và lượng mẫu thử cũng khá lớn làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, từ những năm 2000 ngành hàng tơm sinh thái cịn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế từ hỗ trợ chứng chỉ Naturland và ASC; tập huấn về kỹ thuật tôm rừng, tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ, trồng và bảo vệ rừng, quản lý môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tơm tham gia chương trình chứng nhận tơm rừng;… nhằm bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn bền vững, góp phần quan trọng cho nỗ lực thích ứng với BĐKH đang diễn ra rất khốc liệt tại vùng ĐBSCL.
Được sự tài trợ của Liên minh châu Âu trong khn khổ chương trình SWITCH-Asia, Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững - công bằng tại Việt Nam” được triển khai trong vòng 4 năm từ tháng 3/2016 đến tháng 2/2020 tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, trị giá 2,5 triệu Euro. Dự án thúc đẩy quan hệ hợp tác, chia sẻ lợi ích cơng bằng và hiệu quả giữa các bên trong chuỗi giá trị, nhất là người nuôi tôm nhỏ lẻ. Quá trình thúc đẩy sự tham gia của các bên sẽ tạo điều kiện để người dân các vùng ni tơm có cơ hội đối thoại với người ni và các bên liên quan, nhằm kiểm soát và quản lý các tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội.
6.3.2 Kinh tế
- Lãi suất: Những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng kiềm chế lạm phát nên lãi suất trên thị trường khá ổn định tạo điều kiện cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị tôm, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp chế biến tiếp cận với nguồn vốn vay có lãi suất hợp lý để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Tỷ giá hối đối: Xuất khẩu tơm thu về ngoại tệ (USD) nên tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến ngành tôm. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN ngày 31/12/2015 để điều hành chính sách tỷ giá theo cơ chế thị trường thực sự hơn, đưa các doanh nghiệp trong nước vào môi trường tỷ giá thị trường bình đẳng, minh bạch hơn, giảm rủi ro tỷ giá cho nông dân cũng như doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước cũng gặp rủi ro tỷ giá, đặc biệt là chính sách phá giá tiền tệ để tăng vị thế cạnh tranh của những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu tôm với Việt Nam (Ấn Độ, Indonesia).
- Biến động giá cả: Do tôm chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường các nước nên giá tôm bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố nên giá cả thường xuyên biến động gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các tác nhân tham gia CGT tơm, trong đó nơng dân gần như là người chịu giá nên phải gánh chịu rủi ro do giá cao nhất so với các tác nhân khác.
Những yếu tố về kinh tế trong nước đang tiến triển theo hướng có lợi cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Hơn nữa, thị trường thế giới đã và đang phục hồi sau khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 nên nhu cầu tiêu dùng nói chung và nhu cầu tiêu dùng tơm nói riêng sẽ gia tăng. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng ngày càng gia tăng (đạt 2.200 USD/người/năm năm 2016, gấp 1,9 lần năm 2010) nên nhu cầu tiêu thụ tơm ở thị trường nội địa có thể sẽ tăng và các tác nhân trong CGT tôm cần quan tâm khai thác thị trường nội địa. Một số yếu tố ngồi tầm kiểm sốt và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến CGT tôm như tỷ giá hối đối của đồng tiền của các nước nhập khẩu tơm Việt Nam, chính sách tiền tệ của đối thủ cạnh tranh xuất khẩu tôm,…