ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 47 - 49)

Huỳnh Văn Hiền1, Đặng Thị Phượng1, Nguyễn Thị Kim Quyên1, Lê Nguyễn Đoan Khôi2

1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

2 Phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Cần Thơ

TĨM TẮT

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mơ hình ni tơm TCT và mơ tả hiện trạng các mơ hình ni tơm TCT quy mơ nhỏ ở đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu này áp

dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích hiệu quả kỹ thuật đươc

ước lượng từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas. Nghiên cứu sử dụng

số liệu sơ cấp từ 622 hộ ni tơm, trong đó thu thập từ 418 hộ ni tơm phân tích về hiện trạng (288 hộ nuôi tôm TCT thâm canh, 45 hộ nuôi tôm-rừng (tôm sú), 45 hộ nuôi tôm lúa và 40 hộ tôm sú (ASC)) và 204 hộ ni tơm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre để phân tích hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy hầu hết các mơ hình

nuôi tôm quy mô nhỏ cho năng suất và hiệu quả tài chính khá cao, mức hiệu quả kỹ

thuật của mơ hình trung bình là 69,0% và có khoảng 31,4% số hộ nuôi đạt mức hiệu quả kỹ thuật trên 80%. Năng suất mất đi do kém hiệu quả về kỹ thuật của mơ hình bình qn là 2,2 tấn/ha/vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do người nuôi sử dụng các yếu tố

đầu vào chưa hợp lý, vì có đến 94,6% mức kém hiệu quả do các yếu tố đầu vào mà

nơng dân có thể kiểm sốt được như mật độ thả giống, ngày công lao động và chi phí thuốc thú y thủy sản. Trình độ học vấn, nguồn vốn sản xuất và mùa vụ nuôi có ảnh hưởng đến đến hiệu quả kỹ thuật.

Từ khóa: ĐBSCL, Hiệu quả kỹ thuật, Tơm thẻ chân trắng, Tôm quy mô nhỏ.

2.1 GIỚI THIỆU

Tôm thẻ chân trắng (TCT) là đối tượng nuôi khá phổ biến ở các tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thay thế dần tôm sú trong tình trạng nhiễm bệnh từ năm 2012 đến nay và là đối tượng thủy sản mặn lợ xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tốc độ tăng về diện tích và sản lượng tơm TCT cao hơn so với tốc độ tăng của tôm sú từ giai đoạn 2010-2017, tương ứng 1.286% và 256,7% so với 1,8% và 20,9% (VASEP, 2018). Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tôm TCT đạt 2,5 tỷ USD, tăng khoảng 31,6% so với năm 2016 và chiếm gần 64,9% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm và

30,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (VASEP, 2018). Nhìn chung sản lượng và giá trị xuất khẩu, từ 120 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu 115 triệu USD năm 2010 lên đến 632 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu 2,36 tỷ USD năm 2020 (VASEP, 2021). Trong đó, ĐBSCL đóng góp khoảng 93% về diện tích ni tơm và 83% về sản lượng sản xuất tồn ngành tơm Việt Nam (Quyen et al., 2020). Theo báo cáo của VASEP (2019), nhóm 5 quốc gia và vùng lãnh thổ là thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng tơm Việt Nam bao gồm: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm 81 - 85% tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng tôm Việt Nam. Điều đó cho thấy ngành hàng tơm của Việt Nam có bước phát triển mạnh và đóng góp lớn cho nền kinh tế thủy sản. Sự phát triển mạnh mẽ về sản lượng là có sự đóng góp lớn từ mơ hình ni tơm TCT thâm canh trong ao lót bạt với mật độ thả nuôi và năng suất cao trong thời gian gần đây (Phạm Nhật Trường, 2019; Võ Nam Sơn và ctv., 2019). Bên cạnh đó, ĐBSCL là vùng ni tôm nước lợ trọng điểm của cả nước với các mơ hình ni tơm quảng canh cải tiến kết hợp (QCCTKH) tập trung tại các tỉnh ven biển giúp cải thiện đời sống, tạo công ăn việc làm, và phát triển kinh tế xã hội cho người dân (Bùi Thị Nga và Lê Đình Huynh, 2015). Năm 2020, diện tích ni tôm sú QCCT kết hợp và quảng canh là 539.477 ha, chiếm 92,0% diện tích ni tơm sú tồn vùng ĐBSCL. Nghiên cứu của Dong et al. (2021) cho rằng việc áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm, nâng cao trách nhiệm của người sản xuất và góp phần vào quy trình truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng và nâng cao được hiệu quả sản xuất. Việc áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế trong nuôi tôm cũng được xem là nhu cầu tất yếu trong tương lai khi mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, xã hội và truy xuất nguồn gốc (UNEP, 2016; Quyen et al., 2020). Song song đó việc chuyển đổi đối tượng nuôi từ tôm sú sang tơm TCT ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đang là vấn đề cần quan tâm về mặt kỹ thuật và nguồn lực sản xuất cũng yếu tố môi trường. Hoạt động nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như đặc điểm của mơ hình ni, điều kiện thời tiết và cơ bản nhất là chất lượng của tất cả các nguồn đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất (Sivaraman và ctv., 2015). Chính vì vậy, sản lượng hoặc năng suất tôm thương phẩm là một hàm sản xuất với nhiều yếu tố sản xuất khác nhau. Sự thay đổi các yếu tố đầu vào sản xuất có thể gây ra kém hiệu quả sản xuất (Technical Efficiency - TE) của mơ hình ni tơm. Mục tiêu của nghiên cứu này là ước lượng được mức hiệu quả kỹ thuật của mơ hình ni tơm TCT bằng phương pháp ước lượng các tham số trong mơ hình năng suất biên ngẫu nhiên để đề xuất một số khuyến nghị cho người nuôi tôm cải thiện hiệu quả sản xuất tôm thương phẩm.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)