IV. Local Government:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH HÀNG TÔM
6.4.2 Áp lực cạnh tranh từ các công ty Chế biến và xuất khẩu
Nhân lực: Hiện tại rất khó tuyển cơng nhân làm việc trong các nhà máy chế biến do số người trong độ tuổi lao động di dân nhiều trong những năm gần đây. Trong khi đó nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng cho sự tồn tại của nhà máy chế biến trong điều kiện chưa trang bị được dây chuyền sản xuất theo công nghệ tự động.
Vốn: Hiện tại ngân hàng cho vay kinh doanh với lãi suất vẫn còn cao làm đội giá thành của đầu ra sản phẩm. Nên có cơ chế và giải pháp tài chính cho nguồn vốn để các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tạo nguồn vốn lưu động và đầu tư cho cơ sở máy móc thiết bị cho cơ sở sản xuất, nhằm tinh giảm lực lượng lao động chân tay ngày càng thiếu hụt của tỉnh.
Cạnh tranh: Cạnh tranh về giá cả của nguồn nguyên liệu gây khó khăn cho các cơ sở chế biến. Đây cũng là ngun nhân khơng thể kiểm sốt được chất lượng nguồn nguyên liệu. Ví dụ nguồn nguyên liệu đang thiếu hụt tại các nhà máy chế biến bắt buộc phải mua nguồn tơm ngun liệu từ ngồi tỉnh. Điều này cho thấy mức cầu của các cơ sở chế biến vược quá mức cung. Trong chuỗi giá trị cần phát triển khâu nuôi để đáp ứng nhu cầu này nhằm tạo dựng được một vùng nguyên liệu không chỉ trong tỉnh mà cịn ngồi tỉnh.
Phế phẩm của Tơm: Hiện tại chưa có cơ sở chế biến phế phẩm của tôm, cứ 1,3 kg tôm sau khi chế biến sẽ cho ra 0,5 kg phế phẩm đầu và vỏ tơm. Hiện tại chỉ có Cà Mau có nhà máy chế biến cho phế phẩm này, tuy nhiên cũng gây ô nhiễm rất lớn.
Như vậy: Chế biến là một trong những cột mốc quan trọng trong chuỗi giá trị và cho lợi nhuận cao, tạo kim ngạch xuất khẩu cho cả nước. Tuy nhiên chế biến cũng đi kèm với những rủi ro từ thị trường giá cả, nguồn lao động và nhất là thị trường đầu ra ngày càng nghiêm ngặt về tiêu chí chất lượng. Ngồi ra hiện tại chính quyền địa phương vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ cho nhóm đối tượng này.