Nhận biết rủi ro và rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 100 - 102)

III. Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào

VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở TỈNH BẾN TRE

4.3.1 Nhận biết rủi ro và rủi ro dịch bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh

trắng thâm canh

Bảng 4.1 chỉ ra các loại rủi ro mà người nuôi tôm gặp phải trong q trình sản xuất. Có đến 98% số hộ ni tơm có gặp phải rủi ro trong vụ ni và một hộ ni có thể gặp nhiều loại rủi ro. Dịch bệnh là rủi ro mà người dân gặp phải nhiều nhất (30,77% câu trả lời). Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là những hiện tượng cực đoan của thời tiết trong thời gian gần đây cùng với biến đổi khí hậu và ơ nhiễm mơi trường dẫn đến chất lượng nguồn nước khó kiểm sốt được người dân nhận biết khá nhiều trong khảo sát, chiếm từ 12 đến 14% tổng số trả lời. Bên cạnh đó, những rủi ro liên quan đến thị trường như giá cả đầu ra biến động (13,74%), trong khi giá cả các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc ngày càng tăng cao cũng được nhận biết (4,95%). Ngoài ra, hộ ni tơm cịn thường xuyên gặp phải những rủi ro từ chính bản thân như kỹ thuật ni cịn hạn chế (7,14%), thiếu thông tin (2,20%) (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Các loại rủi ro trong nuôi tôm được nhận biết bởi người nuôi

Các loại rủi ro N %

Dịch bệnh 56 30,77

Thời tiết thay đổi thất thường và thiên tai 26 14,29

Giá cả biến động 25 13,74

Chất lượng nước khó kiểm sốt/ơ nhiễm mơi trường 23 12,64

Kỹ thuật người dân còn hạn chế 13 7,14

Thiếu vốn sản xuất 12 6,59

Chất lượng con giống chưa được kiểm soát 9 4,95

Biến động giá nguyên liệu đầu vào 9 4,95

Thiếu thông tin 4 2,20

Các rủi ro khác 5 2,75

Hình 4.1: Thống kê các loại dịch bệnh mà hộ nuôi tôm gặp phải trong sản xuất

Hình 4.1 cho thấy các loại bệnh phổ biến mà hộ gặp phải trong sản xuất. Có 56/108 hộ gặp phải rủi ro dịch bệnh trong sản xuất, chiếm 51,85% tổng số hộ. Một hộ ni có thể gặp phải một hay nhiều loại bệnh, và trên một hay nhiều ao ni. Do đó, tỷ lệ diện tích phát bệnh sẽ khác nhau theo từng hộ nuôi. Số hộ gặp một loại bệnh chiếm 63,2% số hộ có rủi ro dịch bệnh, số hộ gặp hai loại bệnh chiếm 30,0% số hộ có rủi ro dịch bệnh, còn loại gặp ba loại bệnh. Trong đó, đốm trắng và bệnh gan tụy cùng với đường ruột là ba bệnh phổ biến nhất, chiếm từ 13,89 đến 23,15% tổng số hộ và xảy ra trên 6,02 đến 24,44% tổng diện tích tơm ni được khảo sát. Ngồi ra bệnh Hội chứng tơm chết sớm – EMS, cịi và phân trắng cũng được người nuôi báo cáo với tần suất từ 3,07 đến 4,63%. Trong khi còi và gan tụy có thể xảy ra suốt vụ ni, các bệnh còn lại thường xảy ra ở giai đoạn sớm từ 20 đến 40 ngày sau khi thả giống (Bảng 4.2). Thực tế, những biểu hiện lâm sàng khá rõ đã được người nuôi nhận định nhưng có đến 90% số hộ được phỏng vấn khơng rõ về nguyên nhân gây bệnh hoặc đề cập đến những tác nhân chung chung như do thời tiết thất thường hay do nguồn nước.

Bảng 4.2: Đặc điểm các loại bệnh phát sinh trong vụ nuôi

Loại bệnh Thời điểm phát bệnh (ngày sau thả)

Biểu hiện lâm sàng Diện tích phát bệnh/tổng diện tích khảo sát (%)

Đốm trắng 30 - 40 Đốm trắng, đỏ, hồng trên

thân; bơi dọc theo bờ; nổi đầu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG TÔM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)